Mong ước của con trẻ khiến không ít bố mẹ phải giật mình

Làm mẹ - 11/24/2024

'Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con'.

Câu chuyện về bài văn của học sinh tiểu học lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua đã để lại nhiều suy ngẫm cho bậc làm cha mẹ về thời gian dành cho con cái.

Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động

Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ.

Mong ước của con trẻ khiến không ít bố mẹ phải giật mình

Cha mẹ dễ lãng quên cảm xúc của con trẻ khi mải mê với công việc và những mối quan hệ (Ảnh minh họa: Nguyễn Trung)

'Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?', người chồng hỏi.

Cô vợ thổn thức trong nước mắt: 'Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề 'Điều ước của con'...'.

Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn. 'Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?'.

'Anh nghe này…', người vợ chậm rãi đọc bài văn của học sinh, nước mắt vẫn không ngừng rơi:

'Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con.

Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế.

Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động'.

Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi: 'Trò nào viết bài này vậy em?'.

Ngước cặp mắt dâng đầy nước lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào: 'Con trai của chúng ta'.

Câu chuyện trên đã được cộng đồng mạng chia sẻ. Trước đó, mạng xã hội từng chia sẻ câu chuyện 'Con muốn mua 1 giờ của bố'. Chuyện kể về người cha không có thời gian chơi với con. Ông nói mình phải làm việc với mức lương 20 đô la 1 giờ. Sau đó, đứa con đã tìm mọi cách tiết kiệm tiền, thậm chí vay thêm, để có đủ 20 đô mua 1 giờ rảnh rỗi của bố.

Mong ước của con trẻ khiến không ít bố mẹ phải giật mình

Nhiều bố mẹ còn quan tâm đến chiếc điện thoại hơn là con cái mình (Ảnh minh họa: Internet)

Khi con trẻ bị bỏ rơi cảm xúc

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Trần Thành Nam, giảng viên Tâm lý học lâm sàng trẻ em (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, tình huống nêu trên, dù có thể là hư cấu, nhưng đã phản ánh một thực trạng trong xã hội ngày nay. Đó là sự thiếu tương tác cảm xúc của các thành viên trong gia đình.

Trước tiên, đó là cảm giác thất vọng, thậm chí tức giận của con cái đối với bố mẹ 'bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con, chẳng muốn chơi cùng con, không có thời gian nghe con nói'. Sau đó, trẻ có thể quậy phá nhằm thu hút sự chú ý của bố mẹ hoặc để giải tỏa sự thất vọng.

Tiến sĩ Nam cho rằng, tìm kiếm sự chú ý của bố mẹ có thể bắt đầu bằng những hành vi gây khó chịu, từ khóc đến các hành động nghiêm trọng hơn như đánh nhau, bỏ học. Hoặc khi lớn, trẻ có thể tìm kiếm đến các hành vi khác để giải tỏa cảm xúc tiêu cực như tham gia hoạt động băng nhóm, quan hệ tình dục sớm, đánh bạc, đua xe, nghiện...

'Dù câu chuyện có hư cấu hay không nhưng những nguy cơ trên là thực. Chúng ta cũng phải đồng ý với nhau về hậu quả của việc thiếu tương tác cảm xúc mà câu chuyện đã nêu ra. Đó là việc trẻ thiếu kỹ năng tương tác cảm xúc trong thế giới thực do không học được hình mẫu từ cha mẹ. Phụ huynh, bằng hành vi của mình, đang biến con cái thành những cái điện thoại di động theo nghĩa đen của nó', ông Nam nói.

Cũng theo giảng viên Tâm lý học này, các nghiên cứu cũng phản ánh khoảng 20% trẻ trong độ tuổi học đường có các rối nhiễu tâm lý do thiếu kỹ năng tương tác và kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, trong câu chuyện trên, đứa trẻ còn nói ra được những cảm xúc của mình, qua đó bố mẹ nhận diện được sai lầm mà điều chỉnh. Có những trường hợp khác trẻ không có cơ hội nói ra và đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Cha mẹ nên làm gì?

Tiến sĩ Nam cho rằng, điều mà đứa trẻ mong muốn chỉ là sự chú ý, quan tâm và tương tác cảm xúc với cha mẹ để cảm thấy an toàn và tự tin. Phụ huynh nên có kế hoạch và cam kết mỗi ngày dành 10 phút tương tác cảm xúc với con (thật chất lượng).

Trong khoảng thời gian này, cha mẹ hãy bỏ hết công việc, tâm trạng không vui và điện thoại sang một bên. 10 phút này, nếu làm thật tốt, có thể giúp trẻ vượt qua những thời gian trong ngày bố mẹ mải miết với điện thoại và máy tính.

'Vì công việc thu thập thông tin và tương tác nhóm, tôi thường xuyên phải dùng mạng xã hội và liên lạc qua điện thoại. Nhiều lần, bé gái lớn học lớp 5 nhà tôi bảo, 'con thấy bố suốt ngày vào Facebook mẹ ạ'. Bỗng giật mình vì thời gian dành cho điện thoại nhiều quá.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!