Một bệnh nhân tử vong sau khi bỏ thuốc, ăn thực dưỡng để chữa bệnh

Thời sự - 11/24/2024

Ngày 8-1-2020, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, khoa Cấp cứu A9 của bệnh viện đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân sinh năm 1961 (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào cấp cứu trong tình trạng nguy cấp vì bỏ điều trị bệnh đái tháo đường và chuyển sang ăn thực dưỡng. Bệnh nhân đã tử vong sau 4 ngày điều trị tích cực.

Ngày 8-1-2020, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, khoa Cấp cứu A9 của bệnh viện đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân sinh năm 1961 (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào cấp cứu trong tình trạng nguy cấp vì bỏ điều trị bệnh đái tháo đường và chuyển sang ăn thực dưỡng. Bệnh nhân đã tử vong sau 4 ngày điều trị tích cực.

Một bệnh nhân tử vong sau khi bỏ thuốc, ăn thực dưỡng để chữa bệnh

Nữ bệnh nhân được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng không qua khỏi.

Theo tìm hiểu, cách đây 2 năm, bệnh nhân được phát hiện bị bệnh đái tháo đường và phải uống thuốc điều trị bệnh. Thế nhưng, khoảng 2 tháng gần đây, bệnh nhân bỏ thuốc điều trị để chuyển sang áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng được lan truyền trên mạng, đó là chỉ ăn gạo lứt, muối mè và sữa hạt. 

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nữ bệnh nhân nói trên đã được người quen tư vấn chỉ cần ăn thực dưỡng và ngồi thiền là khỏi bệnh. Thế nhưng, sau 2 tháng thực dưỡng bằng việc chỉ nhai gạo lứt, uống sữa hạt và ngồi thiền, bệnh nhân giảm 7 kg và phải nhập viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, với tổn thương gan nặng nề, cơ thể suy kiệt..., bệnh nhân được cho thở máy và lọc máu liên tục. Dù vậy, sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã không qua khỏi. 'Hiện nay, trào lưu thực dưỡng trong điều trị ung thư lại nở rộ trên mạng xã hội. Không ít người coi thực dưỡng là cách chữa bệnh không dùng thuốc, phẫu thuật không dùng dao. Song thực tế khỏi bệnh đâu không thấy mà đã có trường hợp nguy kịch vì chế độ ăn này', bác sĩ Ngô Đức Hùng nói.

Trước đó, Viện Tim mạch Việt Nam đã cấp cứu và đặt stent cho bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh B. (sinh năm 1962 ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị hẹp động mạch vành. Trước khi nhập viện, bệnh nhân áp dụng chế độ ăn chay gạo lứt, muối vừng theo liệu trình kéo dài 45 ngày được lan truyền trên mạng xã hội. Khi thực hiện ăn chay đến ngày thứ 41, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực trái, giảm ý thức.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, trên mạng internet xuất hiện nhiều thông tin y khoa không chính thống nhưng không ít người lại tin theo. Chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân phải có chế độ ăn uống cân đối, hợp lý, chứ không khuyên họ ăn chay. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thường xuyên đến cơ sở y tế thăm khám định kỳ để các bác sĩ kịp thời có sự điều chỉnh trong dự phòng và điều trị bệnh phù hợp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!