Dưới đây là một số cách đơn giản để phòng bệnh trong mùa lạnh:
Chớp mắt nhiều hơn
Không khí lạnh, độ ẩm ít khiến mắt bị khô và có thể dẫn đến viêm bờ mi, đau mắt. Trong môi trường khô, nước mắt bốc hơi nhanh hơn. Mắt khô, nước mắt ít, không bôi trơn mắt sẽ gây viêm nhiễm như ngứa, đau mắt, viêm bờ mi. Do đó chúng ta phải chớp mắt nhiều hơn để sản xuất nhiều nước mắt.
Nói không với rượu
Rượu có thể làm cho bạn cảm thấy ấm áp lúc đầu bởi nó làm nóng máu nhanh chóng, sau đó phát ra bên ngoài da nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy lạnh hơn khi lượng máu đến các cơ quan nội tạng bị thiếu hụt, khiến nhiệt độ cơ thể giảm. Rượu làm cho mạch máu giãn nở, đặc biệt là các mao mạch dưới bề mặt da. Các nghiên cứu đã chỉ ra uống rượu trong thời tiết lạnh còn làm giảm khả năng sản sinh nhiệt để giữ ấm cơ thể.
Đề phòng bệnh xương khớp
Khi nhiệt độ giảm, cơ thể bị nhiễm lạnh, tuần hoàn máu đến các khớp giảm theo, làm tăng độ kết dính dịch khớp khiến cho hoạt động của khớp bị ảnh hưởng. Người bị bệnh thường có các triệu chứng như đau, sưng tấy ở ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay, khiến chân tay kém linh hoạt, làm việc không hiệu quả và gây trở ngại đến sinh hoạt thường ngày. Khả năng chịu đau của chúng ta cũng kém hơn trong thời tiết lạnh.
Thay đổi một số thói quen để khỏe mạnh trong mùa đông (Ảnh minh họa: Internet)
Giặt vỏ gối hàng tuần
Nhiều nghiên cứu cho thấy vi-rút cúm sống lâu hơn trong không khí lạnh và khô và thời tiết dạng này có thể làm trầm trọng thêm những bệnh về da như khô da, eczema, bệnh vẩy nến. Do đó, để bảo vệ da, bạn nên thay vỏ gối hàng tuần hoặc có thể sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí. Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này, phải thường xuyên làm sạch để ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn phát sinh.
Đi ngủ sớm hơn
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trên thực tế, nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm sẽ làm tăng 3 lần nguy cơ bị cảm lạnh so với những người ngủ 8 tiếng. Nghiên cứu từ Đại học Yale (Mỹ) cho thấy, giấc ngủ bị xáo trộn gây trở ngại cho hoạt động của gene miễn dịch gọi là TLR9. Bởi trong giấc ngủ, các nguồn năng lượng được chuyển hướng từ cơ bắp và não để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Yêu 1-2 lần/tuần
Một nghiên cứu của Đại học Wilkes-Barre (Mỹ) cho thấy, những người có quan hệ tình dục 1-2 lần/tuần sẽ làm tăng 30% tỷ lệ kháng thể immunoglobulin A (IgA) có tác dụng chống lại bệnh cảm lạnh so với những người có quan hệ tình dục nhiều hơn hoặc ít hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, yêu 1-2 lần/ tuần là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ổn định, hạnh phúc và cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!