Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kì

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Trong thai kỳ, việc mẹ bầu tăng cân quá nhanh hay quá chậm, tăng cân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ cần biết mức cân nặng bà bầu theo tháng để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp.

Trong thai kỳ, việc mẹ bầu tăng cân quá nhanh hay quá chậm, tăng cân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ cần biết mức cân nặng bà bầu theo tháng để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp.

Mang thai tăng cân bao nhiêu là vừa?

Việc mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ cho biết cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, việc tăng cân cũng cần hợp lý và khoa học tùy thuộc vào từng giai đoạn và từng tháng mang thai.

Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc tăng cân khi mang thai là khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân nặng của bạn trước khi mang bầu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai để tìm hiểu cân nặng của bà bầu như thế nào là thích hợp.

- Nếu mẹ quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18,5: bạn sẽ cần tăng từ 12 đến 18 kg trong suốt thai kỳ.

- Nếu thừa cân, chỉ số BMI từ 26 đến 29: bạn nên tăng từ 7 đến 12 kg để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

- Nếu mẹ béo phì, tức là chỉ số BMI cao hơn 29: bạn chỉ nên tăng từ 6 đến 11 kg, thậm chí ít hơn.

- Nếu chỉ số BMI của mẹ ở mức trung bình, tức là từ 18,5 đến 26: bạn nên tăng từ 10 đến 12 kg, đây cũng là tiêu chuẩn tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia cho biết, trong thai kỳ, sự tăng cân của mẹ bao gồm những thành phần sau:

  • Thai nhi: 3.200g – 3.600g

  • Nhau thai: 500g – 900g

  • Dịch ối: 900g

  • Sự phì đại tuyến vú: 500g

  • Tử cung: 900g

  • Thể tích máu được gia tăng: 1.400g

  • Mỡ cơ thể: 2.300g

  • Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g – 3.200g

Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kì

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Trong ba tháng đầu của thai kỳ (tuần 1 – tuần 12), mẹ thường hay bị các cơn ốm nghén “hành hạ” nên ít tăng cân hay thậm chí không tăng cân. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cố gắng tăng khoảng 1kg – 2 kg để đảm bảo thai nhi không bị thiếu chất cho sự phát triển của cơ thể nhé!

Giai đoạn 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 12 – tuần 26), mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 4 – 5kg trong cả giai đoạn. Mẹ sẽ phải cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường. Mẹ có thể bổ sung nguồn năng lượng này bằng cách uống một ly sinh tố cam – cà rốt hay một hũ sữa chua trái cây. Chỉ số cân nặng của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn rất quan trọng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Do đó, mẹ cần bổ sung vào thực đơn của mình các loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu năng lượng như thịt, cá, và thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc,...

Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36 – 38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, mẹ sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu. Tuần 40 – 41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kì

Tăng cân nhiều khi mang thai có tốt cho thai nhi

Các nhà khoa học Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ.

Các tác giả cho biết, những em bé có trọng lượng nặng hơn khi sinh ra thì càng có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành. TS. David Ludwig và TS. Janet Currie cho biết: “Bởi vì trọng lượng khi sinh cao dự đoán được trọng lượng cơ thể khi trưởng thành của trẻ, những phát hiện này cho thấy tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở con cái sau này. Trọng lượng khi sinh quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh khác như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư”.

Vì thế, cần phải có các chiến lược vì sức khỏe của toàn dân để giúp mọi người có một trọng lượng khỏe mạnh và ngăn chặn sự tăng cân quá mức”.

Xem thêm:

  • Tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ: Tăng cân và những thay đổi khác
  • Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!