Người ta gọi là muỗi hổ Châu Á bởi vì do bề ngoài của loài muỗi này có sọc trắng tương tự như bề ngoài của con hổ (Asian tiger mosquito). Một số người còn gọi muỗi hổ châu Á là muỗi rừng ban ngày vì nó có một số đặc điểm là cắn, hút máu vật chủ vào ban ngày.
Muỗi hổ châu Á hút máu, truyền bệnh vào ban ngày (Ảnh minh họa: Internet)
Muỗi hổ châu Á thuộc họ Culicidae và lần đầu tiên Frederick (1894), đặt là Culex albopictus (Culex: con muỗi, vằn; albopictus: trắng). Muỗi hổ châu Á có chân khoang trắng đen, mình nhỏ có màu trắng hoặc đen. Loài muỗi này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng ngày nay chúng đã có khắp nơi trên các châu lục (trừ châu Nam Cực).
Muỗi hổ châu Á sinh trưởng và tồn tại các vị trí gần và xung quanh nhà, trên mạn thuyền, ngay cả mép mái chèo. Muỗi cái đẻ trứng từng chiếc một vào nơi gần với nước như bờ ao hồ, sông, suối hoặc bên bờ chum, vại, lu...
Muỗi cái A. albopictus cắn và hút máu động vật có vú, trong đó có con người và cắn hút máu cả loài chim. Muỗi cái thường hút máu vật chủ một lần là chưa đủ cho sự phát triển của trứng và ấu trùng của nó. Do vậy, chúng thường hút no máu và thậm chí nhiều lần hút máu.
Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD), nhiều tác giả cho rằng tác nhân lây truyền vi-rút Dengue từ người bệnh sang người lành chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Song, ngày nay tính chất và đặc điểm này đã thay đổi, muỗi A. albopictus (muỗi hổ châu Á) cũng có khả năng mang mầm bệnh vi-rút Dengue.
Vai trò truyền bệnh của muỗi hổ châu Á rất đa dạng chứ không đơn thuần chỉ truyền mầm bệnh vi-rút Dengue. Muỗi hổ châu Á còn có khả năng truyền vi-rút Tây sông Nile, vi-rút sốt vàng (gây bệnh ngủ kéo dài gặp chủ yếu ở châu Phi), vi-rút viêm não Saint Louis, vi-rút gây bệnh sốt Chikungunva. Hầu như tất cả các loại vi-rút mà muỗi hổ châu Á truyền bệnh đều thuộc loại bệnh truyền nhiễm gây dịch và nguy hiểm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!