Ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế cho biết, năm 2018 mức đóng BHYT vẫn giữ nguyên song từ năm 2019 dự kiến mức đóng với nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình của luật BHYT. Thông tin này được ông Toàn đưa ra tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí do Bộ Y tế tổ chức tại Cao Bằng mới đây
Theo đó, có 2 phương án điều chỉnh mức đóng BHYT, thực hiện từ năm 2019. Phương án 1: Điều chỉnh tăng mức đóng BHYT thêm 0,3%/năm. Theo đó, lộ trình tăng mức đóng dự kiến năm 2019 là 4,8% lương cơ sở, năm 2020 là 5,1%, năm 2022 là 5,4%, năm 2023 là 5,7% và năm 2024 là 6%.
Người dân nên tham gia BHYT để được chia sẻ tài chính khi đi khám chữa bệnh
Phương án 2: Điều chỉnh tăng với mức 0,5%/năm. Theo đó, dự kiến mức đóng BHYT năm 2019 là 5% lương cơ sở, năm 2020 là 5,5% và năm 2021 là 6%.
Hiện nay, mức đóng BHYT bằng 4,5% lương cơ sở (1.210.000 đồng/tháng). Liên quan đến mức đóng BHYT, cũng tại hội nghị này, ông Toàn cho biết, từ ngày 1.7.2017 khi mức lương cơ bản tăng lên thì mức phí tham gia BHYT hộ gia đình cũng điều chỉnh tăng lên.
Sỡ dĩ như vậy là do theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT đã nêu rõ: Người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ đóng phí BHYT theo tháng ở mức 4,5% lương cơ sở. Từ người thứ 2, thứ 3 tới thứ 4, mức phí tham gia BHYT sẽ lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức tham gia của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi, mức tham gia BHYT chỉ còn 40% mức tham gia của người thứ 1.
Mức phí đóng BHYT hộ gia đình kể từ ngày 1/7/2017
Như vậy, với quy định điều chỉnh mức lương cơ sở mới từ 1.7.2017, mức tham gia BHYT hộ gia đình sẽ tăng thêm trung bình 7,4%, với công thức mua không đổi như trên.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!