Nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay còn được gọi là u nang baker là sự tích tụ của dịch khớp (hoạt dịch), từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này làm đầu gối người bệnh phình lên và gây nên các cơn đau thắt.
Triệu chứng và dấu hiệu
Nang hoạt dịch vùng khoeo chân là một bệnh khá phổ biến và hay gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hơn nữa bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh không gây ra triệu chứng gì nên có thể bạn không đế ý đến nó. Tuy nhiên, nếu nang hoạt dịch quá lớn thì sẽ có thể gây một số triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Xuất hiện vết sưng ở phía sau đầu gối (có thể đau hoặc không đau) một cách không rõ ràng.
- Đau đầu gối và việc cử động đầu gối gặp khó khăn.
- Các cơ khớp gối bị căng cứng và không thể co chân lại hoàn toàn.
- Bạn có thể cảm thấy khối u nang như một quả bóng chứa đầy nước. Đôi khi, các khối u nang này có thể vỡ ra gây đau, sưng, bầm tím và tạo ra vết lõm ở mặt sau của đầu gối và bắp chân.
Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập ở trên thì bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đầu gối sản xuất ra quá nhiều chất hoạt dịch, tích tụ chúng ở một khu vực nhất định trên mặt sau của đầu gối. Bệnh thường xuất hiện do chứng viêm khớp gối, thấp khớp hay một chân thương ở đầu gối, ví dụ như rách sụn khớp gối.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nang hoạt dịch vùng khoeo chân mà bạn nên biết bao gồm:
- Người trong gia đình hoặc chính bạn có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến khớp hoặc thấp khớp, viêm xương khớp;
- Trong khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoặc tham gia giao thông bị chấn thương đầu gối hoặc rách sụn.
Nang hoạt dịch vùng khoeo chân.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh nang hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang baker) không gây quá nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày và cũng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên triệu chứng lại khá giống với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - một bệnh lý rất nguy hiểm.
Nếu bạn bắt gặp các triệu chứng như đau đầu gối, sưng chân hoặc khó thở... thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay ngay để có thể chẩn đoán chính xác và kịp thời.
Phương pháp điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân
Phương pháp điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể nghỉ ngơi vài ngày và bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các cơn đau và sưng một cách trầm trọng thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ cố định đầu gối của bạn bằng thanh nẹp để ngăn ngừa việc do duỗi đầu gối quá mức, đồng thời sử dụng các loại thuốc kháng viêm để làm giảm sưng và đau.
Nếu thuốc không có tác dụng đối với các triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bạn gặp chuyên gia bệnh thấp khớp hoặc bác sĩ chỉnh hình để loại bỏ, chọc hút dịch ở khớp gối, hoặc tiêm corticosteroid (cortisone) vào nang hoặc đầu gối để giảm viêm và giảm tiết dịch.
Nếu xuất hiện hiện tượng chảy nước do khối u nang quá lớn thì bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ u nang, tuy nhiên thì trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán nang hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang baker) mà bạn có thể quan tâm đến như:
- Khám lâm sàng các triệu chứng;
- Chụp X-quang khớp gối;
- Siêu âm.
- Đôi khi, các bác sĩ sẽ thực hiện chụp MRI, xét nghiệm máu, và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để loại trừ các nguyên nhân khác của chứng đau đầu gối (ví dụ như bệnh gút, bệnh nhiễm trùng, hoặc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (có khổi máu đông trong tĩnh mạch của chân).
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Khám sức khoẻ tổng quát ở đâu tốt tại Hà Nội
Kinh nghiệm đi khám tại PK Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan
Thực phẩm bẩn: Thịt bò thật - giả lẫn lộn trên thị trường (kỳ 1)
Nổi mẩn đỏ và các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ mẫu giáo
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của nang hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang baker):
- Thực hiện chuẩn mực việc giữ tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Giữ cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng và tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa viêm khớp đầu gối hoặc chấn thương.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất về chứng nang hoạt dịch vùng khoeo chân nhé!
Xem thêm:
- Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?
- Bệnh nhức mỏi đầu gối là bệnh gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!