Độ quỵ nhiệt rất nguy hiểm nhưng ít người biết
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị say nắng được công an phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, không rõ thân nhân, thân nhiệt lên đến 41 độ C.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau hơn 1 tiếng tích cực cấp cứu, hạ nhiệt, hiện thân nhiệt bệnh nhân đã xuống 38,5 độ nhưng vẫn đang hôn mê.
Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, song với kết quả chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, tim…
Bệnh nhân bị đột quỵ nhiệt cấp cứu tại BV Bạch Mai
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh say nóng và nặng hơn nữa đó là 'đột quỵ nhiệt-heat stroke' là 1 tình trạng chấn thương bởi nhiệt, cơ thể bị rối loạn do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian, thường kết hợp với tình trang mất nước và ở những người lao động quá sức, dẫn đến hệ thống điều hoà nhiệt độ của cơ thể bị tổn thương và mất kiểm soát.
Đây là một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp vào mùa nắng nóng ở hầu hết các nước trên thế giới. Đột quỵ nhiệt có thể giết chết hoặc gây tổn thương não, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể nếu bệnh nhân không được sơ cứu và xử trí kịp thời.
Bác sĩ Khánh cho biết, trong các nghiên cứu y khoa chỉ ra khi nhiệt độ cơ thể lên tới 40 độ C sẽ gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất phương hướng và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê, và cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
4 lưu ý đặc biệt trong mùa nắng nóng
Chính vì thế, thạc sĩ Khánh đưa ra 4 lưu ý đặc biệt dành cho mọi người trong những ngày nắng nóng này
Thứ nhất: Ai dễ bị đột quỵ nhiệt?
Đó là những người những người lao động nặng kéo dài vào mùa hè hoặc trong các hầm khai thác có nhiệt độ cao, người tham gia huấn luyện quân sự, các vận động viên chạy đường dài…trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Những người tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng như 1 đợt nắng nóng của mùa hè, đi du lịch đến vùng đất nóng… Người lớn tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà không có máy lạnh hoặc luồng không khí tốt.
Đặc biệt những người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém. Ở đó có một phần nguyên nhân từ Hiệu ứng đảo nhiệt: nhựa đường và nhiệt cửa hàng bê tông tích trữ trong ngày và chỉ dần dần phát tán nó vào ban đêm, dẫn đến nhiệt độ về đêm tăng cao.
Những người bị bệnh tim, phổi hoặc thận, béo phì hoặc thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, nghiện rượu…đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đầu tiên bởi nắng nóng kéo dài.
Thứ hai: Dấu hiệu đột quỵ nhiệt
Khi có yếu tố tiếp xúc với nền nhiệt độ cao trong một thời gian và xuất hiện các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, thiếu mồ hôi dù trời rất nắng nóng, da đỏ bừng, nóng, yếu cơ, chuột rút, buồn nôn và ói mửa.
Trường hợp nặng hơn nữa là nhịp tim nhanh, có thể mạnh hoặc yếu, thở nhanh và nông, thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc hoảng loạn, co giật, bất tỉnh. Cặp nhiệt độ lên tới 40 độ C… đó là những dấu hiệu của đột quỵ nhiệt.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh
Thứ ba: Khi bị đột quỵ nhiệt sơ cứu như nào?
Theo bác sĩ Khánh khi gặp bệnh nhân bị đột quỵ do nhiệt, hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người đó đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc tìm kiếm trợ giúp y tế đều có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.
Trong khi chờ đợi các nhân viên y tế đến, cần tiến hành sơ cứu đầu tiên: Đưa người bệnh đến môi trường có máy lạnh, hoặc đưa bệnh nhân vào trong nhà tắm-hoặc ít nhất là một khu vực râm và mát mẻ, cởi bỏ bất kỳ quần áo nào không cần thiết. Nếu có nhiệt kế thì liên tục cặp nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân và sơ cứu, làm mát cơ thể để đưa nhiệt độ về 38 đến 38,5 độ C.
Những cách làm mát cơ thể bao gồm: Dùng quạt không khí thổi đều trên người bệnh trong khi làm ướt da bằng khăn ướt hoặc vòi nước rửa, chườm các túi nước đá vào nách, háng, cổ và lưng của bệnh nhân vì những khu vực này rất giàu mạch máu gần da, làm mát chúng có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.
Không sử dụng đá lạnh cho bệnh nhân lớn tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân bị bệnh mãn tính..
Thứ tư: Phòng đột quỵ nhiệt
Để phòng đột quỵ nhiệt, bác sĩ Khanh khuyến khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất là nên ở trong môi trường có máy lạnh. Có kế hoạch cụ thể trong những ngày nắng nóng và nâng cao sức đề kháng, phòng mất nước, nếu phải đi ra ngoài có thể ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt bằng cách thực hiện các bước sau:
Mặc quần áo nhẹ, màu sáng, thoáng và đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Sử dụng kem chống nắng với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, đặc biệt anh chị đang đi ngoài nắng, đang bơi hoặc đang đổ mồ hôi.
Uống thêm nước: để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất tám ly nước/ngày: nước suối, nước trái cây hoặc nước ép rau, trong đó nước từ các loại thảo dược tốt hơn.
Với những người chơi thể thao hoặc làm việc ngoài trời, khuyến cáo chung là uống 24 ounce chất lỏng (tầm 700ml) hai giờ trước khi tập thể dục - lao động.
Tuyệt đối không được để bất cứ ai trong một chiếc xe đang đậu mà không chạy điều hoà hoặc tắt máy, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do nhiệt ở trẻ em. Khi đậu dưới ánh mặt trời, nhiệt độ trong xe của anh chị có thể tăng thêm 6,7 độ C chỉ trong vòng 10 phút.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!