Làm biến dạng não
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Sỹ đã cho kết quả bất ngờ, việc thường xuyên sử dụng điện thoại cảm ứng có liên quan đến sự tái tổ chức vỏ não. Đồng thời, hoạt động của vỏ não tương ứng trực tiếp với lượng dùng đầu ngón tay cái khi chạm để điều khiển điện thoại.
Thông qua kiểm tra sóng não của những tình nguyện viên nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện: Những người sử dụng điện thoại cảm ứng hàng ngày đã thay đổi hình dạng, chức năng ở vùng vỏ não thể giác và khu vực trung tâm bộ não kiểm soát ngón tay cái. Cụ thể, vùng vỏ não thể giác của những người này lớn hơn và mạnh mẽ hơn.
Điện thoại cảm ứng đang phổ biến nhanh chóng
Điện thoại cảm ứng buộc mọi người sử dụng đôi tay của họ theo những cách chưa từng có trong lịch sử tiến hóa của loài người. Sự thay đổi của vỏ não thể giác đã chứng tỏ khả năng nhào nặn phù hợp với hoàn cảnh của bộ não. Tuy nhiên, dù bộ não được ghi nhận có khả năng thích ứng với các yêu cầu mới nhưng sự thay đổi như vậy có thể dẫn tới các cơn đau và rối loạn cử động mãn tính.
Ảnh hưởng tới thị lực
Theo báo cáo của Business Insider (Mỹ), ánh sáng màu xanh từ điện thoại cảm ứng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần nghiêm trọng. Đó là các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.
Bên cạnh đó, với một chiếc điện thoại cảm ứng có màn hình nhỏ, bạn sẽ phải vận dụng hết khả năng thị lực như nheo mắt, căng mắt để tập trung đọc và điều này có thể gây ra các vấn đề về mắt.
Tổn thương cột sống
Theo một nghiên cứu mới từ Surgical Technology International (Mỹ), mỗi lần người dùng cúi xuống để sử dụng điện thoại, áp lực cho cột sống sẽ chịu thêm 1,2 kg từ góc 15 đến 60 độ. Do đó, tổn thương cột sống cho người sử dụng là điều khó tránh khỏi.
Tổn thương ống cổ tay, khớp tay
Ống cổ tay của người dùng bị tổn thương cũng là một 'tác dụng phụ' mà điện thoại cảm ứng mang lại. Việc sử dụng quá nhiều lực ở gân cánh tay khi sử dụng điện thoại cảm ứng sẽ khiến các ống cổ tay bị đau và tê.
Tuy nhiên, loại điện thoại thông minh này lại không thân thiện với người dùng
Ngoài ra, người dùng còn có thể bị đau ngón tay do thường xuyên nhấn và miết vào màn hình. Đó cũng là nguyên nhân làm cho ngón tay bị cứng và đau, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương .
Gây mất ngủ
Ánh sáng từ màn hình di động sẽ ảnh hưởng và tác động vào cơ thể làm cản trở quá trình sản sinh ra melatonin. Đây là chất hóa học giúp kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể và khiến bạn mất ngủ.
Ngoài ra, thói quen kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi lỡ hay các thông báo từ email, facebook… và các ứng dụng trên điện thoại thông minh sẽ làm giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.
Có không ít người trước khi đi ngủ hay 'dán mắt' vào màn hình điện thoại để chơi game, đọc tin tức hay đọc truyện. Những thói quen này hoàn toàn không có lợi cho giấc ngủ.
Dễ gây ung thư
Ngoài việc gây mất ngủ, thiếu melatonin còn có thể khiến bạn dễ mắc các loại bệnh hơn. Theo Thư viện Y khoa Mỹ, việc thiếu melatonin sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị các bệnh ung thư: Ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt…
Nguy cơ nhiễm khuẩn và mầm bệnh
Rất nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn từ thiết bị số hiện đại này
Điện thoại cảm ứng với bề mặt màn hình phẳng là điều kiện thuận lợi tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Cho dù bạn có mang bao da cho điện thoại thì việc sử dụng thường xuyên mà quên không vệ sinh màn hình và các thiết bị bảo vệ cũng là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
Gây xấu da
Sử dụng điện thoại thông minh có thể khiến bạn bị mắc một số các vấn đề về da như: Mụn trứng cá, nếp nhăn, nám da, dị ứng da hay quầng thâm ở mắt… Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh điện thoại để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ cho làn da của mình.
>> Xem thêm:
Cách hạn chế ung thư do sử dụng điện thoại di động
Hậu quả sức khỏe khi cúi đầu dùng điện thoại
Cách sử dụng điện thoại an toàn với sức khỏe
Sử dụng điện thoại giúp tăng hiệu suất công việc
Nguy cơ tiềm ẩn khi ngủ với điện thoại
Ảnh minh họa: Internet
Thu Hoài
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!