Não bộ ‘làm thêm’ khi ta ngủ

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Não làm việc vô cùng vất vả để loại bỏ những sản phẩm dư thừa được sinh ra khi thức.

Tại sao chúng ta cần ngủ?

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester đã phát hiện ra rằng, có thể não bộ bận rộn vào ban đêm y như ban ngày vậy. Trong khi ta ngủ, não bộ lại đang hoạt động mạnh hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau. Và có thể bộ não phải ‘dọn dẹp’ những chất có hại ra khỏi cơ thể trong thời gian này.
Nghiên cứu này sử dụng chuột làm vật thí nghiệm. Họ tiêm chất nhuộm màu vào não chuột, sau đó theo dõi não của chúng. Kết quả là, họ thấy bộ não của những con chuột đang ngủ hoạt động rất mạnh.

Thực hiện nhiệm vụ kép

TS. Maiken Nedergaard, chuyên gia về não bộ, là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, não chúng ta làm hai công việc rất khác nhau. Công việc chính vào ban ngày và sau đó, sau đó là ‘làm thêm ban đêm’.

Não bộ ‘làm thêm’ khi ta ngủ

‘Làm thêm ban đêm’ là công việc bổ sung cho các hoạt động của não vào ban ngày. Não bộ của chúng ta không được ‘chi trả’ thêm cho việc ngoài giờ.

Khi chúng ta thức, các tế bào não làm việc rất vả để xử lý mọi thông tin từ môi trường xung quanh. Và trong suốt thời gian chúng ta ngủ, não lại làm việc vô cùng vất vả để loại bỏ những sản phẩm dư thừa được sinh ra khi thức.

Các nhà khoa học cho biết, những sản phẩm chuyển hóa dư thừa bao gồm các độc tố có thể gây ra các rối loạn não, như bệnh Alzheimer.

Họ cũng phát hiện ra suốt thời gian ngủ, các tế bào não co nhỏ lại. Sự co nhỏ này cho phép loại bỏ chất dư thừa tốt hơn.

TS. Maiken Nedergaard, cho biết, những sản phẩm chuyển hóa dư thừa này sẽ đến gan, tại đó chúng được giáng hóa và bị loại ra khỏi cơ thể: ‘Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng chúng ta cần ngủ để tạo điều kiện cho một hệ thống dọn dẹp vĩ mô loại bỏ nhiều sản phẩm thừa có hại ra khỏi não’.

Hệ thống dọn dẹp này có thể chỉ được nghiên cứu nhờ các công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Động vật thí nghiệm phải sống để ta có thể hiểu quy trình xử lý của não bộ ra sao.

Não bộ ‘làm thêm’ khi ta ngủ

Theo TS. Maiken Nedergaard, bước tiếp theo là theo dõi quá trình này của não người. Bà cho biết các kết quả trên chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc chống lại bệnh tật. Nghiên cứu này một ngày nào đó sẽ đưa chúng ta đến với các biện pháp điều trị và phòng chống rối loạn thần kinh.

7 lời khuyên để có giấc ngủ ngon

Bạn có gặp rắc rối với giấc ngủ của mình không? Nếu bạn không thể ngủ được, có thể bạn đã mắc chứng mất ngủ. Sau đây là một số mẹo nhỏ cho bạn để có giấc ngủ ngon:

- Đi ngủ vào một giờ nhất định, kể cả ngày cuối tuần. Điều này giúp bạn có thể ‘hẹn giờ ngủ’ cho cơ thể.

- Tập thể dục hàng ngày.

- Có một khoảng thời gian yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Bạn có thể tắm nước ấm hoặc uống một tách trà nóng.

- Cố gắng tránh ngủ nhiều ban ngày vì nó có thể gây trở ngại cho giấc ngủ đêm của bạn.

- Đảm bảo bạn có một phòng ngủ thoải mái. Đối với đa số mọi người, một căn phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ là điều tuyệt vời cho giấc ngủ.

- Tránh xem tivi, dùng máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ.

- Tránh uống rượu, hút thuốc và ăn nhiều trước khi ngủ.

Phương Thảo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!