Tại Mỹ, ước tính có gần 200 người được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng (MS) mỗi tuần. Thống kê cho thấy, hiện nay tại Hoa Kỳ có 400.000 người bị đa xơ cứng và 2,5 triệu người trên khắp thế giới đang phải sống chung với căn bệnh này.
'Đa xơ cứng là tình trạng viêm mãn tính tại hệ thống thần kinh trung ương là não, tủy sống', chuyên gia thần kinh học Roumen Balabanov, tại bệnh viện Northwestern Memorial ở Chicago cho hay. Hiện tượng đa xơ cứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn mục tiêu bảo vệ chất béo tại các sợi dây thần kinh trú ngụ trong não và tủy sống.
Bất cứ ai cũng có thể bị chứng đa xơ cứng. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần so với nam giới, thường rơi vào độ tuổi 15-60. Bạn có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác nếu tiền sử gia đình từng có người bị đa xơ cứng hoặc mắc bệnh rối loạn tự miễn khác. Những người có bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hoặc hút thuốc lá cũng có nguy cơ rủi ro mắc bệnh cao.
Nếu bạn mắc chứng đa xơ cứng, liệu có thể tự phát hiện được không? Điều này còn tùy thuộc vào bản thân bạn. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân bị đa xơ cứng có thể đến và đi, bạn có thể có một vài triệu chứng, rồi sau đó không có gì trong vài tháng, thậm chí vài năm rồi lại lặp lại. Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh đa xơ cứng không được bỏ qua:
Luôn yếu ớt, mệt mỏi
Theo National Multiple Sclerosis Society, khoảng 80% số người trong giai đoạn đầu bị đa xơ cứng sẽ bị yếu cơ ở chân không thể giải thích được. Bạn cũng có thể trải qua những cảm giác ngứa ran hoặc tê bì, đi cùng với tình trạng mệt mỏi mãn tính. Sự kiệt sức thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều tuần liên tục.
Suy giảm thị lực
Nếu thị lực của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đôi khi đơn giản chỉ là do bạn đã nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính quá lâu hoặc bạn đã là người có tuổi. Nhưng trong một số trường hợp, suy giảm thị lực cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị đa xơ cứng.
Khi mắc bệnh, bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, như tình trạng viêm mắt thường xuyên. Nếu đôi mắt bạn ngày càng trở nên mờ đi, nhìn một thành hai… thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cơ bắp thường xuyên đau, co thắt
Những người bị đa xơ cứng thường không ngừng đau chân, cứng cơ hoặc co thắt cơ bắp. Hiệp hội quốc gia MS Mỹ cho biết, 55% số người bị đa xơ cứng với dấu hiệu đau nhức cơ bắp chỉ đau tại một số điểm nhất định. Phụ nữ bị đa xơ cứng thường gặp phải triệu chứng này nhiều hơn so với nam giới.
Có vấn đề ở bàng quang
Việc liên tục chạy vào nhà vệ sinh vì không nhịn được cơn thèm tiểu mặc dù thực sự bàng quang chưa chứa đầy là một trong những dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng. Đừng luôn đổ lỗi cho việc mình đã già đi hoặc từng sinh con nên chuyện mót tiểu là điều hiển nhiên.
Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng đôi khi bao gồm cả việc đi tiểu thường xuyên, đi tiểu không kiểm soát. Rối loạn chức năng tình dục cũng là một trong những triệu chứng của bệnh đa xơ cứng.
Rối loạn trí nhớ
Kể từ khi đa xơ cứng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các vấn đề về nhận thức không phải là chuyện hiếm xảy ra nữa. Bạn sẽ nhận thấy ngôn ngữ hoặc bộ nhớ của mình có vấn đề, đầu óc thường xuyên trống rỗng, khả năng tập trung cũng không còn được như trước. Điều đó cho thấy, 5-10% số người bị đa xơ cứng có vấn đề về nhận thức, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị đa xơ cứng…
Hãy bắt đầu tìm đến bác sĩ của bạn để thăm khám nghiêm túc. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia về thần kinh học. Bạn có thể sẽ trải qua những cuộc kiểm tra mắt và thần kinh. Đôi khi, bạn cũng có thể được kiểm tra chất dịch xung quanh não, tủy sống.
Đa xơ cứng là bệnh không dễ dàng chẩn đoán, có thể mất một thời gian dài để nhận ra bệnh nên đòi hỏi bạn cần kiên nhẫn. Các chuyên gia cho rằng bạn nên theo dõi các triệu chứng của cơ thể và không ngần ngại tìm đến bác sĩ có chuyên môn để nhận biết chuẩn xác căn bệnh mình có khả năng mắc phải. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, nhiều chuyên gia đã nhận thấy một số bệnh nhân bị đa xơ cứng mỗi năm bị chẩn đoán nhầm sang nhiều bệnh khác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!