Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc hội chứng Down. Tại nước ta, dù đã được tầm soát trước khi sinh, mỗi năm vẫn có 2.000 trẻ mắc hội chứng Down ra đời. Đây là một bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.
Hội chứng Down là một dạng rối loạn phát triển do thừa một nhiễm sắc thể 21. Thông thường, một bào thai khỏe mạnh sẽ có 23 nhiễm sắc thể (NST) di truyền từ người mẹ và 23 NST di truyền từ người cha. Từ sự rối loạn nhiễm sắc thể này, những người mắc hội chứng Down có xu hướng phát triển chậm hơn người bình thường.
Song, thực tế đã chứng minh hội chứng Down chỉ là một biến thể gen có liên quan đến một số thách thức trong hoạt động và suy nghĩ cá nhân và không có gì hơn thế nữa. Bởi trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều người mắc hội chứng Down nhưng vẫn ghi dấu thành công trong cuộc sống với sự nỗ lực vươn lên.
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những em trẻ mắc hội chứng Down vẫn có thể học tập, chăm sóc bản thân và hoàn toàn phát triển như những đứa trẻ khác nếu được can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, vì quan điểm cho rằng trẻ mắc hội chứng Down khó phát triển, không ít người vẫn còn mang định kiến kì thị và phân biệt đối xử với những đứa trẻ này. Vô tình cuộc sống của những đứa trẻ mắc hội chứng Down ngày càng trở nên khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội.
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về hội chứng Down, ngày 21/3 hàng năm được chọn là ngày Hội chứng Down thế giới. Tại Việt Nam, ngày Hội chứng Down sẽ được tổ chức vào ngày 18/03 tới đấy, tại trường tiểu học Thực nghiệm, 52 Liễu Giai (Hà Nội). Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức tại Việt Nam.
Với chủ đề “What I bring to my community” - Điều tôi mang đến”, ngày Hội chứng Down dự kiến sẽ diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khẳng định khả năng hòa nhập của trẻ có hội chứng Down đồng thời tạo ra sân chơi cho trẻ và những người có quan tâm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!