Cách đây không lâu, một cậu bé 4 tuổi ở Trung Sơn (Trung Quốc) nói với mẹ mình: 'Mẹ ơi, con nói cho mẹ một bí mật, con vừa nuốt cái này vào trong bụng'. Thì ra cậu bé có 4 chiếc pin điện tử to bằng cúc áo, cậu đã nuốt 1 chiếc pin vào trong bụng, tay cầm 1 một chiếc, 2 chiếc còn lại cậu bé đã đánh mất.
Người mẹ sau khi nghe con nói thì hốt hoảng đưa con trai đến Bệnh viện nhân dân thành phố Trung Sơn để điều trị. Bác sĩ Nhi khoa ngay lập tức yêu cầu đưa cậu bé đi chụp X-quang ổ bụng, kết quả cho thấy hình ảnh chiếc pin điện tử đang bị mắc kẹt trong khoang bụng.
Kết quả chụp X-quang cho thấy chiếc pin điện tử bị mắc kẹt trong khoang bụng cậu bé.
Hậu quả nghiêm trọng từ việc nuốt phải pin điện tử?
Rất nhiều trẻ vô ý nuốt phải pin điện tử. Có người cho rằng pin điện tử có bề mặt nhẵn bóng, sẽ không làm xước niêm mạc ruột và đợi nó sẽ từ đường ruột đi theo phân bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Vô tình nuốt phải pin điện tử hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ cấp cứu tại các bệnh viện Trung Quốc đã từng thực hiện các thí nghiệm mô phỏng, thay thế ruột của con người bằng ruột vịt. Kết quả cho thấy chỉ cần pin nằm trong niêm mạc ruột chưa đến một giờ, niêm mạc ruột đã bị đốt cháy.
Bác sĩ Lưu Trí Thượng, Phó Khoa Tiêu hóa Bệnh viện nhân dân thành phố Trung Sơn cho biết: 'Pin này sẽ biến đổi vị trí tùy theo sự biến động của cơ thể, nó có thể rơi trở lại dạ dày hoặc rơi ra khỏi tá tràng. Một khi nó rơi vào tá tràng, rất dễ đến ruột non và ống soi dạ dày của chúng tôi không thể làm được.
Dưới tác dụng của dịch dạ dày và chất lỏng đường ruột, pin có thể sẽ bị ăn mòn, một khi hóa chất bên trong chảy ra, nó sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho thành ruột, có thể đục thủng dạ dày gây xuất huyết và đe dọa tính mạng đứa trẻ'.
Bác sĩ Lưu Trí Thượng, Phó Khoa Tiêu hóa Bệnh viện nhân dân thành phố Trung Sơn cho biết: 'Dưới tác dụng của dịch dạ dày và chất lỏng đường ruột, pin có thể sẽ bị ăn mòn, một khi hóa chất bên trong chảy ra, nó sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho thành ruột'.
Bác sĩ Lâm Hồng Khải - bác sĩ gây mê cho cậu bé đã cẩn thận hỏi lịch sử bệnh và tình hình ăn uống của bé, phát hiện một vấn đề nghiêm trọng hơn. Lúc 6 giờ cậu bé ăn lượng lớn thức ăn, còn pin điện tử cậu bé nuốt lúc 8 giờ tối. Thời gian để thực phẩm trong dạ dày hoàn toàn bài tiết ra ngoài không đủ, vì thế việc gây mê tĩnh mạch để lấy pin ra sẽ gây nguy hiểm rất lớn.
Trong trường hợp nôn trong khi soi dạ dày, thức ăn và dịch dạ dày có thể đi vào đường hô hấp, gây viêm phổi cho cậu bé và tỷ lệ tử vong là rất cao, hậu quả không thể lường trước được. Đồng thời, pin điện tử có thể được trộn lẫn trong thực phẩm, rất khó để đưa ra dưới dạ dày, thao tác cần mất một thời gian dài, trong khi đó, thời gian càng lâu, khả năng nôn càng lớn và nguy hiểm càng cao.
Tuy nhiên, nếu chờ đợi đủ thời gian để làm trống dạ dày, pin có thể đi xuống dạ dày đến ruột non và không thể lấy nó ra qua ống soi dạ dày, chỉ có thể phẫu thuật ngoại khoa. Pin có nhiều khả năng bị vỡ và phát tán các hóa chất có tính axít ăn mòn, gây thêm thiệt hại cho sức khỏe cậu bé 4 tuổi.
Đối mặt với nguy hiểm, tiến hành gây mê cho cậu bé để lấy cục pin ra
Bác sĩ Lâm Hồng Khải, Phó khoa Gây mê, Bệnh viện Nhân dân Trung Sơn đã quyết định đối mặt với mọi nguy hiểm, tiến hành gây mê cho bệnh nhi.
Trong tình hình tiến thoái lưỡng nan, bác sĩ Lâm Hồng Khải, Phó khoa Gây mê, Bệnh viện Nhân dân Trung Sơn đã quyết định đối mặt với mọi nguy hiểm, tiến hành gây mê cho bệnh nhi. Sau khi được sự đồng ý của gia đình cậu bé, thời gian chưa đến 10 phút, ông đã chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ y tế và thực hiện gây mê tĩnh mạch.
Bác sĩ Lâm Hồng Khải nói: 'Chúng tôi chuẩn bị một thiết bị máy hút tối đa, sau đó chúng tôi chuẩn bị đặt nội khí quản và một máy gây mê được đặt cạnh nó. Trong trường hợp cậu bé nôn ra, chúng tôi sử dụng máy hút để hút đồ vật ra, rồi lập tức đặt nội khí quản cho cậu bé'.
Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, bác sĩ gây mê bắt đầu thực hiện gây mê qua đường tĩnh mạch. Sau khi đứa trẻ ngủ thiếp đi, qua đánh giá độ sâu của thuốc gây mê, bác sĩ tiêu hóa tiến hành nội soi dạ dày thông qua miệng và thực quản, thuận lợi tiến vào vào dạ dày, nhận thấy trong dạ dày đều là thức ăn. May mắn thay, bác sĩ Lưu Trí Thượng, người chủ trì hoạt động của ống soi dạ dày, nhanh chóng tìm thấy pin điện tử ở lối vào dạ dày. Nếu pin có thể xâm nhập vào tá tràng và tiếp tục đi xuống thì sẽ không thể lấy ra, chỉ có cách tiến hành phẫu thuật.
Chiếc pin được lấy ra sau khi phẫu thuật.
Sau khi đi qua dạ dày, bác sĩ Lưu Trí Thượng, đã tìm thấy pin sắp rơi xuống tá tràng ở lối vào xoang dạ dày của cậu bé và lấy nó ra một cách trơn tru qua cái lưới. Toàn bộ quá trình chưa đầy 5 phút. Sau hơn nửa giờ, cuối cùng cậu bé cũng đã thoát khỏi nguy hiểm.
Thuốc mê hết, cậu bé tỉnh dậy và bắt đầu khóc. Sau khi bác sĩ kiểm tra lại đánh giá, ý thức đã hoàn toàn rõ ràng và không còn nguy hiểm nữa, cậu bé được đưa về phòng chăm sóc.
Qua vụ việc trên, bác sĩ Lâm Hồng Khải cảnh báo cha mẹ: 'Trẻ em dưới 5 tuổi vô cùng hiếu động và thường thích khám phá những điều mới mẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cảnh giác về những tác nhân gây nguy hiểm trong nhà, cụ thể như: các loại thuốc, đồng xu, pin điện tử, các loại quả hạch… Khi chúng rơi vào khí quản có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tất cả các đồ vật trên hãy để xa tầm với của trẻ, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc'.
Nguồn: Sina
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!