Nói to, đứng quá lâu, thường xuyên làm việc với cường độ cao là những thói quen không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người làm nghề giáo.
Nói to và nói nhiều
'Dạy học mà không nói thì làm sao giảng giải cho học sinh hiểu' - đó là tâm sự của không ít giáo viên. Lớp rộng, học sinh học đông, giáo viên ngoài việc giảng bài, giải thích cho học sinh còn kiêm luôn quản lý lớp học. Mỗi ngày phải đứng lớp từ 5 - 10 tiết trên trường, tối về lại dạy kèm nên có thể nói thanh quản của giáo viên phải họat động liên tục. Vì vậy rất dễ dẫn đến viêm thanh quản. Với các triệu chứng như cảm giác khô, đau, vướng trong cổ họng nhất là khi phải nói to.
Để hạn chế việc phải nói to và nói nhiều các thầy cô giáo cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm số tiết dạy trong ngày. Sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như micro để hạn chế phải nói to, dùng phương pháp trình chiếu để tránh phải diễn giải nhiều. Nên hạ thấp giọng khi yêu cầu học sinh tập trung, có thể sử dụng các kí hiệu thay thế như âm thanh (vỗ tay), thị giác (giơ tay)…
Giáo viên nên sử dụng phương tiện âm thanh để đỡ phải nói to
Hít nhiều bụi phấn
Giáo viên tiếp xúc trực tiếp với phấn hằng ngày và hít vào khá nhiều. Tuy nhiên nhiều người không để ý và vẫn thản nhiên không chùi tay vào khăn ướt sau khi viết phấn hoặc lau bảng với một cái khăn khô cong khiến bụi bay tứ tung và chui vào phổi một cách nhanh chóng. Điều này dễ dẫn đến viêm đường hô hấp, viêm phổi. Để hạn chế bụi cần giữ phòng học sạch sẽ, thoáng mát. Nên dùng khăn ẩm để lau chùi bảng. Làm sạch họng và mũi bằng nước mối sinh lý vào buổi tối.
Soạn bài quá lâu bên máy tính
Thường giáo viên phải ngồi hàng tiếng đồng hồ để soạn bài và chấm bài cho học sinh của. Thói quen này không tốt chút nào bởi việc ngồi lâu, tập trung cao, cúi sát sẽ gây mỏi mắt, cận thị. Vì vậy các thầy cô giáo cần căn thời gian khoảng sau 1 giờ, thư giãn một chút để mắt được nghỉ ngơi. Đứng lên đi bộ nhẹ nhàng ra khỏi phòng, mát-xa nhẹ và đều vùng xung quanh mắt theo chiều kim đồng hồ. Nên tập thói quen chớp mắt để tránh mắt bị khô mắt. Bổ sung vitamin và thực phẩm nhóm A, D để bảo vệ mắt một cách hiệu quả.
Ngồi lâu bên máy tính dễ gây mỏi mắt
Đầu óc luôn căng thẳng
Vì nghề giáo là nghề lao động trí óc, đòi hỏi phải suy nghĩ thường xuyên, thậm chí cả lúc ăn lúc ngủ nên việc suy nghĩ quá nhiều dẫn đến đầu óc căng thẳng. Việc giảng dạy nhiều lớp, nhiều môn, nhiều giáo trình khiến cho giáo viên tự tạo áp lực gây căng thẳng cho mình. Cần hạn chế suy nghĩ, làm việc quá sức để đảm bảo sức khỏe.
Đứng liên tục nhiều giờ
Việc phải đứng trên bục giảng hàng tiếng đồng hồ khiến cho các cơ và bắp chân tê mỏi, gây sưng phù, tấy đỏ. Nếu kéo dài việc này sẽ gây giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, gây tắc động mạch phổi. Hạn chế tác hại của việc đứng quá lâu này bằng cách đi giày bệt, không nên đứng tại chỗ mà nên di chuyển xung quanh lớp học vừa quan sát học sinh vừa giúp các cơ đỡ tê mỏi. Trong lúc giảng bài hoặc giao bài tập có thể tranh thủ ngồi xuống để thư giãn. Hằng ngày nên bổ sung 2 ly sữa giàu canxi, khoáng chất để xương bớt mệt mỏi và giảm đau nhức.
Đứng trên bục giảng hàng tiếng đồng hồ khiến cho các cơ và bắp chân tê mỏi, gây sưng phù
Giảng dạy với cường độ cao
Sau các tiết dạy chính khóa, các giáo viên lại tiếp tục dạy ở các lớp học thêm buổi tối, lớp bồi dưỡng. Nhất là trong mùa thi cử thì giáo viên cũng phải chạy đua cùng học sinh. Điều này khiến họ không có thời gian để nghỉ ngơi. Nếu làm việc với cường độ cao lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Vì thế cần sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
Giảng dạy nhiều khiến giáo viên dễ mệt mỏi
Không ăn đúng bữa và bỏ bữa
Ăn uống qua loa, hoặc bỏ bữa để lên lớp cho kịp giờ là một trong những thói quen gây hại cực lớn cho các nhà giáo. Lâu ngày sẽ dẫn đến đau, viêm dạ dày.
>>Xem thêm: Sống ý nghĩa nhờ biết cách 'cho đi'
Ảnh minh họa: Internet
Ngọc Bích
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!