Nghệ giúp kháng viêm, chống ung thư

Điều cần biết - 11/24/2024

Thành phần hoạt chất chính trong nghệ là curcumin có tác dụng tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan.

Trước nay, củ nghệ (turmeric) thường được dùng về mặt điều vị, mùi vị thơm hắc của nó còn là món ăn chính của người Ấn Độ. Thật ra, củ nghệ cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc. Có bằng chứng cho thấy, curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ, giúp tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan. Sau đây là một vài khám phá mới về hoạt chất thần kỳ curcumin trong nghệ.

Nghệ giúp kháng viêm, chống ung thư

Đặc tính kháng viêm vượt trội

Tiêu diệt gốc tự do xấu nhất: Nghiên cứu của Đại học Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin là thành phần của rễ củ nghệ nằm dưới đất, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, giới y học đang đi sâu thăm dò khả năng tẩy trừ gốc tự do mang oxy của nó trong quá trình phản ứng viêm. Do có hoạt tính kháng viêm vượt trội, nó cũng có thể tẩy trừ gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả.

Điều trị cơn đau: Curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin, chất này trong cơ thể có liên quan đến cơn đau do viêm gây ra, chẳng hạn như cơn đau trong bệnh thống phong. Cơ chế làm giảm cơn đau của nó tương tự như aspirin, ibuprofen, nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, khi dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm.

Điều trị viêm kết mạc: Trong một nghiên cứu về vi khuẩn học, thuốc nhỏ mắt Haridra làm từ nguyên liệu củ nghệ, có khả năng kháng khuẩn với trực khuẩn E.coli, staphylococcus aureus, klebsiella và pseudomonas… Nghiên cứu căn cứ theo kết quả thử nghiệm 50 ca bệnh viêm kết mạc trên lâm sàng, cho rằng loại thuốc nhỏ mắt này đạt hiệu quả điều trị viêm kết mạc.

Điều trị viêm khớp: Nghiên cứu của Đại học Y Dược Gandhi, dùng curcumin dạng uống cùng với cortisone acetate dạng tiêm điều trị cho chuột bị viêm khớp. Những chú chuột được điều trị bằng những thuốc này sau 13 ngày thì tình trạng viêm sưng tại khớp đỡ hơn thấy rõ so với nhóm chuột đối chứng. Hiệu nghiệm của nghệ đến từ hoạt tính chống histamine. Hoạt tính chống viêm của curcumin không thua kém nhiều so với cortison, nó có thể giảm nhẹ phản ứng viêm trong cơ thể động vật, cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng viêm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (ở người). Nghiên cứu báo cáo cho thấy, tác dụng của 1.200mg curcumin sẽ tương đương với một loại thuốc kháng viêm là phenylbutazone 300mg.

Điều trị tổn thương gan: Theo kết quả nghiên cứu trên người và ngoài cơ thể thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) thì tinh chất từ nghệ quả thật phòng ngừa được những tổn thương do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra trên gan. Đây là một chất hóa học độc hại, có mùi hôi như clor, nó thường được dùng trong chất tan công nghiệp và chất đông lạnh.

Nghệ giúp kháng viêm, chống ung thư

Phát huy hoạt tính chống ung thư

Hoạt tính chống đột biến: nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ, thử nghiệm củ nghệ cho 16 người hút thuốc lâu dài về hoạt tính chống đột biến của urcumin. Người được thử nghiệm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 1,5g củ nghệ, kết quả cho thấy củ nghệ đã làm giảm chất gây đột biến trong nước tiểu của họ. Nghiên cứu nói rằng, củ nghệ có hoạt tính chống đột biến, do vậy cũng có thể là phương pháp dự phòng chứng ung thư bằng hóa học rất tốt.

Hoạt tính tẩy trừ gốc tự do: nghiên cứu khám phá tinh dầu nghệ (turmeric oil) và nhựa cây nghệ (turmeric oleresin) trong ống nghiệm biểu hiện hoạt tính tẩy trừ gốc tự do rất tốt. Với đột biến bệnh niêm mạc dưới lớp xơ (chứng ung thư), dùng tinh dầu nghệ, tinh chất từ nghệ, cũng như nhựa cây nghệ đều có tác dụng ức chế. Nhựa cây nghệ cũng có chứa tinh dầu nghệ, curcumin, cũng như các hợp chất nhựa cây khác. Tinh dầu nghệ và tinh dầu nhựa cây nghệ trong việc chống lại đột biến của AND có tác dụng ‘chung sức’ bảo vệ.

Đối kháng với ung thư dạ dày và ung thư da: Đại học Northwestern, Mỹ khám phá rằng, curcumin I có thể ức chế benzopyrene gây ung thư trên chuột cái Thụy Sĩ (Swiss mice), mà curcumin III cũng có thể ức chế dimethybenzathracene (DMBA) gây ung thư trên chuột trụi lông Thụy Sĩ. Hai chất này đều là hợp chất phenol màu vàng trong củ nghệ. Tương tự, curcumin I cũng có thể ức chế DMBA gây ung thư da trên chuột cái Thụy Sĩ.

Curcumin hầu như có thể thay đổi hoạt tính của tác dụng chuyển hóa gây ung thư, hoặc loại bỏ được các độc tính, từ đó phát huy được hoạt tính chống ung thư. Hai loại curcumin đều thử nghiệm được ở ngoài cơ thể, ức chế được sự hình thành tế bào độc tính của bệnh ung thư máu ở người. Curcumin ức chế sự sinh sôi và phát triển của tế bào khối u, do vậy phát huy tác dụng chống ung thư.

Bài thuốc thần kỳ chống bệnh AIDS?

Trong ‘Thông tin mới điều trị AIDS’, tác giả John S. James có một ghi nhận không chính thức rằng, tại Trinidad có 40% dân số người gốc Ấn, kế thừa thói quen của người Ấn Độ, trong ăn uống thường ngày có dùng cà ri. Bên cạnh đó, có 40% dân số người gốc Phi, rất ít dùng cà ri. Nghiên cứu đối chứng với AIDS tại Trinidad cho thấy, tỷ lệ người gốc Phi mắc AIDS cao hơn gấp 10 lần so với người gốc Ấn có ăn cà ri.

James còn phát biểu một báo cáo nghiên cứu không chính thức rằng, có một người bệnh AIDS bắt đầu dùng tinh chất củ nghệ, anh ta dùng tinh chất từ nghệ có nồng độ curcumin gấp 100 lần so với nghệ. Chế phẩm viên nang này có chứa 300mg tinh chất từ nghệ, trong đó chứa curcumin tiêu chuẩn hóa với nồng độ tối thiểu là 95%. Người bệnh uống 3 viên nang 300mg, ngày 3 lần, hay uống khoảng 2,5g curcumin. Một tuần sau khi bắt đầu điều trị, lấy máu người bệnh xét nghiệm, phát hiện kháng nguyên p24 - loại kháng nguyên có thể thông qua số lượng cho phương pháp làm chuẩn để đánh giá hoạt tính vi-rút - giảm xuống thấy rõ.

Nghệ còn giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết nám, làm cho da mịn màng, tươi trẻ. Nghệ còn hỗ trợ chống viêm, loét do ức chế các chất trung gian gây viêm như cyclooxygenaza (COX - 2), lipooxy-genaza (LOX)… Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch do cholesterol và tăng độ bền mao mạch ngoại vi.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!