Trong nhiều năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện sự quan tâm đến những hoá chất gây ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể con người. Những hoá chất này thường có mặt trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, cũng như nhiều vật dụng hằng ngày.
Hiện tại, công trình nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ Christopher Kassotis từ đại học Duke (Durham, Anh Quốc) đã tìm thấy bằng chứng cho rằng bụi trong nhà có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào mỡ. Hay nói cách khác, đó là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì.
Nguyên do là loại bụi này có thể chứa hoá chất ảnh hưởng nội tiết tố, tích tụ từ các sản phẩm và vật dụng hằng ngày nói trên. Cụ thể, nhiều loại nhựa có chứa phthalates - một hóa chất dùng để làm mềm và tăng độ dẻo của vật dụng bằng nhựa. Các nghiên cứu cho thấy phthalates có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của con người, gây hệ quả tiêu cực cho quá trình phát triển và chức năng sinh sản.
Tiến sĩ Kassotis ở hội nghị ENDO năm 2015.
Tiến sĩ Kassotis mới đây đã trình bày nghiên cứu của mình tại ENDO 2019 - hội nghị hằng năm của Hiệp hội về Nội tiết tố (Endoctrine Society) ở New Orleans, LA (Mỹ). Ông đã nhấn mạnh về mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm với các hoá chất trong môi trường nhà ở và sức khoẻ trao đổi chất của trẻ em.'
Hoá chất nào là nguyên do dẫn tới béo phì hay không?
Kassotis đã tiếp nối các nghiên cứu trước đó về sự liên quan giữa phơi nhiễm hoá chất từ nhựa, và sự phát triển, phân bổ lipid (chất béo) trong cơ thể động vật. Bước đầu tiên của nghiên cứu đã có những bằng chứng cho thấy điều này cũng xảy ra trên cơ thể người. Từ đây có thể dẫn đến kết luận rằng nó có thể làm tăng khả năng béo phì.
Nhà nhiều bụi có thể làm tăng nguy cơ béo phì.
Để làm rõ hơn, Kassotis và đội ngũ đã thu thập các mẫu bụi từ 194 ngôi nhà khác nhau, nhằm tìm hiểu về hiệu ứng của hoá chất trong bụi đối với sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần một lượng rất nhỏ hoá chất trong bụi cũng có thể đẩy mạnh sự phát triển của tế bào mỡ.
Bụi trong nhà chứa nhiều hoá chất có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của tế bào mỡ.
Phát hiện này thực sự gây quan ngại, bởi vì theo như Hiệp hội bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency), mỗi đứa trẻ có khả năng hấp thu 60 tới 100mg bụi mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 100 loại hoá chất khác nhau trong các mẫu bụi được cung cấp, và khoảng 70 trong số đó được cho là đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tế bào mỡ. Ngoài ra, một bằng chứng khác cũng thể hiện ở việc các hóa chất này đều có mặt trong mẫu bụi của các ngôi nhà có trẻ em béo phì.
Ở thời điểm hiện tại, tiến sĩ Kassotis cùng đội ngũ vẫn đang cố gắng đưa nghiên cứu này tiến xa hơn, để tìm ra nhiều thông tin cụ thể về quan hệ giữa các nguyên vật liệu trong đồ gia dụng, và tình trạng sức khoẻ của người dân.
Nguồn: Medical News Today.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!