Ngộ độc thức ăn khi mang bầu là một trong những điều vô cùng đáng sợ đối với các chị em phụ nữ. Mối lo lắng lớn nhất đó là chất độc trong thức ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đồng thời gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Không ít mẹ bị ngộ độc thức ăn khi mang bầu do ăn uống sai cách. Vậy tình trạng ày sẽ đem lại những nguy hiểm gì? Mẹ bầu phải làm gì khi bị ngộ độc thức ăn?
1. Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị ngộ độc thức ăn
Khi sử dụng những thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc các loại virus gây hại,..., mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau từ 2-3 giờ hoặc có khi sau vài ngày. Thông thường, đối với những trường hợp ngộ độc nhẹ, mẹ có thể hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, vì mẹ đang mang thai nên cần phải hết sức lưu ý về tình trạng sức khỏe cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời khi mang thai.
Dấu hiện nhận biết tình trạng ngộ độc thức ăn khi mang bầu đó là bị đi ngoài, tiêu chảy, đi phân lỏng. Đi kèm với những triệu chứng này còn là tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt cao, toàn thân đau nức, cơ thể rã rời. Ở một số trường hợp bị ngộ độc nặng, mẹ bầu còn có thể xuất hiện triệu chứng mê sảng và co giật.
2. Nguy hiểm khi ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu.
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể mẹ, ngộ độc thức ăn khi mang bầu cũng gây ra những tác hại khôn lường đối với sự phát triển cũng như an toàn về tính mạng của thai nhi trong bụng. Tuy vào từng mức độ độc tính của vi khuẩn và tuổi thai của bé mà tình trạng ngộ độc có thể nặng, nhẹ hoặc trung bình.
Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến những hệ quả như dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu bởi đây là lúc thai nhi còn bé và đang trong quá trình hình thành.Trong trường hợp bạn đang mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối mà bị ngộ độc, rủi ro sẽ tăng cao đối với thai nhi, bé sinh ra có nguy cơ bị chậm phát triển, thay suy, bị sinh non hoặc chết sau khi sinh ra.
3. Cách xử lý khi bị ngộ độc trong thai kỳ
Khi phát hiện ra mình có dấu hiệu bị ngộ độc, mẹ bầu cần cố gắng nôn hết có thể thức ăn ra khỏi bụng mình. Điều này có thể ngăn cản sự hấp thu các chất độc của ruột, giúp phá hủy độc tính trong thức ăn đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mẹ có thể dùng ngón tay móc sạch họng để nôn hết thức ăn ra bên ngoài.
Sau khi làm xong các bước trên, mẹ bầu cần ngay lập tức đi khám để được bác sỹ theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu tình hình trầm trọng, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Ngoài ra, biện pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính cũng sẽ được áp dụng để giải hết độc trong cơ thể. Trong lúc này, việc bù nước và chất điện giải là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên chịu khó bổ sung nước và uống thuốc theo toa của bác sỹ kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn để nhanh chóng hồi phục.
4. Các loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc
Thực phẩm này còn kết hợp với thịt lợn coi chừng nguy hiểm
Chuyên gia y tế lên tiếng "giải oan" cho quả vải
5 mẫu người không nên ăn rau muống
Ăn ngải cứu cách này không khác nào đang rước độc tố vào cơ thể nhiều người lầm tưởng là tốt
Thói quen dùng son màu đỏ đậm khiến nữ MC bị nhiễm độc chì
Các thực phẩm chưa chín, đồ tái, sống, các món gỏi, lẩu là những loại thức ăn mẹ bầu nên tránh trong thời gian mang thai. Khi ăn những loại thức ăn này, nguy cơ bị ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và bị giun sán là rất cao.
Các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn có chứa vi khuẩn listeria sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ, gây ra hiện tướng sảy thai, sinh non. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn hoặc nếu có ăn thì cũng nên đun nấu lại để cho an toàn.
Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật, đặc biệt là gan tập trung nhiều độc tố, dễ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Hơn nữa, các món ăn dạng này có chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá liều lượng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến bé con ở trong bụng.
- Các loại chế phẩm từ sữa chưa được diệt khuẩn: Các loại phô mai mềm, bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn cũng có thể làm cho mẹ bầu đối diện với tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất, ngoài những thực phẩm đã được chế biến kỹ càng trước khi sử dụng, mẹ nên hỏi các bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nếu có ý định ăn các loại thực phẩm khác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!