Ngô tốt nhưng không phải người nào cũng nên ăn

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với bệnh nhân tiểu đường do chứa hàm lượng tinh bột cao.

Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả sắt, vitamin A và vitamin B-6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho, magiê, mangan và selen, cung cấp dồi dào chất xơ và được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngô không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể chống lão hóa, ung thư, tốt cho hệ tim mạch,…

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Ngô giàu chất xơ không hòa tan nên ăn ngô giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ này hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.

Chống ung thư

Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả.

Ngừa thiếu máu

Ngô chứa nhiều vitamin B12, axít folic và chất sắt. Do đó, ăn ngô sẽ giúp ngừa thiếu máu, tốt cho quá trình hình thành hồng cầu.

Ngô tốt nhưng không phải người nào cũng nên ăn

Ngô nhiều tinh bột nên không tốt cho bệnh nhân tiểu đường (ảnh minh họa: Internet)

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ngô có nhiều chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ hòa tan này khi liên kết với cholesterol trong mật đã được bài tiết ra từ gan sẽ lan truyền khắp cơ thể giúp hấp thụ cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine.

Khi homocysteine trong cơ thể cao sẽ phá hủy các mao mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Một bắp ngô mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể 19% lượng vitamin B cần thiết mỗi ngày.

Một bắp ngô mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể 19% lượng vitamin B cần thiết

Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với bệnh nhân tiểu đường do chứa hàm lượng tinh bột cao.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, nên ăn ngô cùng với các thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo và hạn chế một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào.

Đối với phụ nữ mang thai, cần hẹn chế ăn ngô đóng hộp, bởi ngô đóng hộp thường chứa nhiều muối. Điều này có thể gây tăng huyết áp và bị phù cho người mẹ. Mẹ bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non… để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.

>> Xem thêm: Trắc nghiệm: Tính cách bộc lộ qua cách bạn ăn ngô

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!