Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa dùng như: Vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa… cũng chứa nồng độ cồn cao hơn các loại trái cây khác.
Cồn trong các loại hoa quả khi ăn vào bay hơi rất nhanh
Nhiều người dân băn khoăn việc có một số loại thức ăn hay một số loại quả lên men cũng có thể có ethanol trong đó như Socola, thuốc siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng/họng ….
BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý: Nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông.
Hàm lượng cồn trong các thực phẩm này thường bay hơi rất nhanh, hơn nữa 'Công an có quy trình làm việc xét nghiệm sàng lọc ban đầu, nếu cần có thể xét nghiệm lần 2, do đó người dân nên yên tâm việc không uống bia, rượu vẫn bị xử phạt', BS Nguyên cho hay.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: 'Sau khi uống rượu bia bao lâu thì nồng độ cồn không còn trong máu?', bác sĩ Nguyên cho rằng đây là câu hỏi rất khó trả lời chính xác.
'Thời gian từ lúc uống rượu đến khi kiểm tra để ra được xét nghiệm âm tính phụ thuộc rất nhiều yếu tố như số lượng, chủng loại, nồng độ rượu sức khỏe, 'tửu lượng' của từng người, rượu mình uống, uống càng nhiều thì nồng độ càng cao….' - BS Nguyên cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia về chống độc này, có những người uống rượu tối hôm trước nhưng tới hôm sau vẫn còn dương tính trong máu và hơi thở. Do đó, cách tốt nhất là hạn chế tối đa số lần uống rượu, hạn chế tối đa lượng rượu chúng ta uống để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!