Theo GS Bernard Fuemmeler, ĐH Virginia Commonwealth cho biết: 'Béo phì ở trẻ thường dẫn tới béo phì sau này. Trẻ có nguy cơ cao hơn bị ung thư liên quan tới béo phì khi trưởng thành'.
Nghiên cứu được tiến hành trên 120 trẻ ở độ tuổi trung bình là 8 tuổi.
Để theo dõi chu kỳ ngủ - thức, trẻ đã đeo máy gia tốc liên tục trong 24 giờ mỗi ngày trong thời gian ít nhất 5 ngày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng thời gian ngủ ngắn hơn có liên quan với điểm z chỉ số khối cơ thể cao hơn (chỉ số khối cơ thể được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính).
Nhịp nghỉ ngơi-hoạt động gián đoạn hơn và tính đa dạng trong ngày- một phương pháp đo tần xuất và mức độ chuyển tiếp giữa giấc ngủ và hoạt động- tăng cũng được thấy là có liên quan với chu vi vòng bụng lớn hơn
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù thời gian ngủ là quan trọng, việc kiểm tra các chỉ dấu chất lượng giấc ngủ có thể giúp ích cho việc đưa ra các chiến lược ngăn ngừa béo phì ở trẻ.
Fuemmeler cho biết: 'Ngày nay, nhiều trẻ em không ngủ đủ có thể do nhiều yếu tố làm gián đoạn giấc ngủ như các thiết bị màn hình trong phòng ngủ. Theo thời gian đây có thể là một yếu tố nguy cơ của béo phì'.
'Do mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và nhiều loại ung thư, phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là phòng ngừa ung thư.'
BS Thu Vân
(Theo THS)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!