Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

Kiến Thức Y Học - 05/04/2024

Hen suyễn ăn gì và kiêng gì? Thực sự đây không phải ai cũng biết. Đôi khi, bệnh của chúng ta trở nên nặng hơn, thuốc mất tác dụng do “vô tình” ăn phải thực phẩm kiêng kị. Hoặc cũng có khi, người bệnh ăn uống nhiều mà tình trạng sức khỏe không khấm khá lên. Thấu hiểu sự khó khăn đó, Lily & WeCare chia sẻ ngay tới bạn đọc những thực phẩm khi bị hen suyễn nên ăn và nên kiêng qua bài viết sau đây.

Hen suyễn ăn gìvà kiêng gì? Thực sự đây không phải ai cũng biết. Đôi khi, bệnh của chúng ta trở nên nặng hơn, thuốc mất tác dụng do “vô tình” ăn phải thực phẩm kiêng kị. Hoặc cũng có khi, người bệnh ăn uống nhiều mà tình trạng sức khỏe không khấm khá lên. Thấu hiểu sự khó khăn đó, Lily & WeCare chia sẻ ngay tới bạn đọc những thực phẩm khi bị hen suyễn nên ăn và nên kiêng qua bài viết sau đây.

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên - chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

Dấu hiệu hen suyễn bạn nên biết

Người bệnh hen suyễn thường thấy khó thở, cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng; ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết; ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó; bị cảm “lặm” vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc giãn phế quản.

Bên cạnh đó, người bị hen suyễn còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh hen suyễn, bao gồm tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng); gia đình có người bị hen suyễn; triệu chứng nặng hơn sau uống spirin/ kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).

Hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A... là những thực phẩm tốt cho người bị suyễn.

Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày sẽ tác động đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy... Nó sẽ giúp cho bệnh hen của bạn dễ chịu hơn.

Thực phẩm giàu omega 3 cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn. nó được các chuyên gia dinh dưỡng ví như “vũ khí” giúp điều trị và phòng bệnh hen hiệu quả.

Những thực phẩm giàu omega 3 bao gồm, rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ.... rất tốt cho người bị hen. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dị ứng với cá thì nên tránh xa.

Các loại thực phẩm giàu magie có trong các loại rau xanh, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng), các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ), cà chua, chuối, atiso, ngũ cốc nguyên cám...

Tránh những thực phẩm gây đầy bụng như thức uống có gas, táo, bơ, dưa hấu, bông cải xanh, đậu, ngô, bắp cải, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc dưa chua... là những thức ăn dễ gây sì hơi, ảnh hưởng xấu đến bệnh hen suyễn.

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

Bị hen suyễn kiêng gì?

  • Trái cây sấy khô: Trong nhiều trái cây khô có sulfite - chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn.
  • Chất kích thích: Tuyệt đối bạn không dùng chất kích thích, bởi những tác hại của chúng đối với sức khỏe. Trong điều trị hen suyễn, bác sĩ yêu cầu người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều gia vị... Bởi chúng đẩy nhanh việc tăng tiết dịch, các biểu hiện bệnh hen suyễn biểu hiện kịch liệt hơn.
  • Thức ăn mặn khiến bệnh nhân hen suyễn tăng tỷ lệ phát bệnh cao hơn nhiều lần với những người khác. Vì thế, để bệnh không nặng hơn thì hãy điều chỉnh lượng muối ở mức phù hợp, nên ăn nhạt.
  • Thức ăn gây dị ứng là tác nhân gây nên những cơn hen cho người bệnh. Thế nên, thực phẩm kiêng kị như sữa, phô mai, tôm, cua, gà... nhiều người dị ứng nhất. Do đó, bạn nên tránh những thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.
  • Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
  • Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite khiến nguy cơ hen suyễn tăng lên rất cao.
  • Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn là loại thực phẩm chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?

  • Mứt anh đào ngâm mặc dù là loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Ngoài ra, người bệnh hạn chế ăn những loại như: chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
  • Bất kỳ loại thực phẩm mà bạn dị ứng.

Địa chỉ khám bệnh hen suyễn

Tại Hà Nội

Bệnh viện Phổi Hà Nội

Địa chỉ: 44 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giờ làm việc: 8h00 tới 16h00 từ thứ 2 tới chủ nhật

Bệnh viện Phổi Hà Nội là địa chỉ khám bệnh hô hấp uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm. Trong đó phải kể đến BSCK I Nguyễn Tiến Mạnh, Ths.BS Chu Thị Cúc Hương, TS.BS Hoàng Văn Huấn... và đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo.

Tại đây, các trang bị y tế được trang bị hiện đại, trong đó phải kể đến hệ thống MGIT/BACTEC 960, kỹ thuật Quantiferon, hệ thông máy theo dõi bệnh nhân nặng, máy dịch truyền, ...phục vụ bệnh nhân.

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?Chuyên khoa Nội – Hô hấp - Phòng khám số 1

Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng – Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Tại đây, bệnh nhân khám bệnh về hô hấp được các bác sĩ hàng đầu thăm khám. Trong đó phải kể đến bác sĩ, Đặng Hùng Minh, BS Lê Hoàn, BS Phạm Thị Lệ Quyên, BS Nguyễn Thị Thanh Huyền, BS Nguyễn Diệu Hồng...

Phòng khám số 1 chuyên khám và điều trị những trường hợp về hô hấp sau:

Hen suyễn; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; bệnh viêm phổi; bện viêm phế quản cấp; bệnh giãn phế quản, bệnh tràn dịch màng phổi, bệnh ung thư phế quản, ...

Giá dịch vụ khi khám bệnh tại đây dao động từ 50.000đ đến 8.000.000đ tùy vào các dịch vụ cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Phân khoa Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh

Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt

Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, TP Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: 7h00 tới 11h30, 13h30 tới 20h00 từ thứ 2 tới thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ.

Phòng khám chuyên điều trị các bệnh chuyên sâu về hô hấp ở người lớn và trẻ em như: Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh giãn phế quản, điều trị nghiện thuốc lá, bệnh nhiễm trùng hô hấp, bệnh ung thư phổi, bệnh lao phổi và lao ngoài phổi, hiện tượng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, chứng rối loạn giấc ngủ, các bệnh hô hấp hiếm gặp và khó trị và các bệnh hô hấp khác.

Tại đây, người bệnh được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Trong đó có BS Nguyễn Hồng Đức, BS Nguyễn Thanh Thúy, BS Lê Khắc Bảo, BS Quách Minh Phong...cùng đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo.

Phòng khám được trang bị các hệ thống y tế, trang thiết bị hiện đại như: máy đa ký giấc ngủ, máy đánh giá và theo dõi hen suyễn Feno, máy đánh giá chức năng Phổi Fot.

Ngân Trần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!