Người có những yếu tố dịch tễ như thế nào mới phải cách ly y tế?

Thời sự - 11/24/2024

Việt Nam đã có 76 ca mắc Covid-19, trong đó nhiều tỉnh liên tiếp có các ca bệnh mới. Tuy nhiên, thời gian qua, một số ít nơi thực hiện chưa đúng việc cách ly, gây lãng phí và hoang mang cho người dân.

Trước tình trạng một số ít nơi thực hiện chưa đúng việc cách ly khiến gây lãng phí và hoang mang cho người dân, chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khẳng định chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly.

Người có những yếu tố dịch tễ như thế nào mới phải cách ly y tế?

Thôn Văn Lâm 3, huyện Thuận Nam - nơi 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Ninh Thuận thực hiện phong tỏa - Ảnh: VOV

Ông Phu cho biết việc cách ly tại nhà, cách ly cộng đồng (khoanh vùng một cộng đồng để cách ly) rất quan trọng. Tuy nhiên, quyết định cách ly y tế phải dựa trên bằng chứng khoa học. Virus gây Covid-19 chỉ lây khi tiếp xúc gần, hoặc tiếp xúc bề mặt có virus do chất thải của bệnh nhân mang mầm bệnh. Xác định lây nhiễm đến đâu, chúng ta tổ chức cách ly, khoanh vùng đến đó. Điều này phải dựa trên điều tra dịch tễ của cơ quan chuyên môn. Ở các tỉnh, vai trò của các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế rất quan trọng trong việc xác định nguồn lây và cách ly đối người có yếu tố dịch tễ.

Hiện Bộ Y tế có Quyết định 904 về hướng dẫn cách ly, khoanh vùng, trong đó nói rất cụ thể về việc cách ly một cụm dân cư, một tổ dân phố, một dãy phố hoặc một nhà chung cư. Tuy nhiên, PGS Phu nhấn mạnh, bên cạnh 'quy định cứng' còn phải căn cứ vào vào kết quả điều tra dịch tễ để xác định quy mô cách ly một cụm dân cư, một tổ dân phố, một dãy phố hoặc một tòa chung cư, hay một cơ quan, đơn vị… 'Ví dụ như với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh không có liên hệ với với cộng đồng, với hàng xóm thì chỉ cần cách ly nhà bệnh nhân là đủ'- PGS Phu dẫn chứng.

Người có những yếu tố dịch tễ như thế nào mới phải cách ly y tế?

Sàng lọc người dân tới khám tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội)

Đối với việc các ca bệnh Covid-19 từ nước ngoài, PGS Phu cho rằng, đây là những ca bệnh xâm nhập, xác định được vùng dịch. Do đó, không thể coi cả những người sống ở ngoài vùng dịch ở địa phương đó cũng đến từ vùng dịch như cách hiểu chưa đúng của một số người. 'Chúng ta phải hiểu kỹ vấn đề này để ứng xử đúng, đảm bảo vừa thực hiện phòng chống dịch bệnh hiệu quả vừa gìn giữ sự đoàn kết trong cộng đồng'- PGS Phu nhấn mạnh.

Hiện trong số 60 ca bệnh mới phát hiện, có đến 43 ca (21 người nước ngoài, 22 người Việt) trở về (đến) từ các nước khác.

Các thời điểm cần rửa tay để phòng Covid-19

PGS Trần Đắc Phu khuyến cáo với Covid-19, virus qua các giọt bắn có thể rơi xuống các bề mặt. Khi bàn tay sờ vào tay nắm cửa, các vật dụng, rồi chạm vào mắt, mũi, miệng sẽ lây nhiễm. Do đó, việc lau các bề mặt như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thiết bị vệ sinh, sàn nhà, mặt bàn, vật dụng hàng ngày... rất quan trọng. Việc vệ sinh khử khuẩn này có thể dùng hóa chất để lau. Tuy nhiên, việc phun hóa chất chỉ nên phun ở các vật dụng có khả năng lây lan virus trong nhà, còn việc phun ngoài đường, phun trên không gian bên ngoài không có tác dụng vì không có virus ở đó.

Để phòng bệnh, việc rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, hoặc khử khuẩn tay là điều tất yếu, rất quan trọng. Các thời điểm rửa tay là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: Bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn.

Trước đó, tỉnh Yên Bái ngày 17-3 hỏa tốc chỉ đạo không cách ly công dân đi từ vùng dịch trong nước bao gồm TP Hà Nội về hoặc đến Yên Bái mà không có tiền sử dịch tễ liên quan đến người mắc Covid-19. Sở dĩ như vậy là vì ngày 12-3, tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện khai báo và thực hiện theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà đối với công dân từ Hà Nội trở về địa phương chưa qua 14 ngày tính từ ngày 6-3. Tỉnh Yên Bái từ ngày 12-3 đã quyết định cách ly tập trung và cách ly tại nhà gần 3.800 người đến hoặc trở về từ Hà Nội trong những ngày gần đó.

Ngày 18-3, Trạm Biên phòng Rạch Giá (thuộc Đồn Biên phòng Lình Huỳnh, tỉnh Kiên Giang) cũng có thông báo gửi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, về việc tạm dừng đón khách du lịch để phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, tạm dừng việc vận chuyển hành khách là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh, thành có người nhiễm Covid-19 đến các huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải cho đến khi có thông báo mới.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!