Người đàn ông 55 tuổi được phát hiện ung thư phổi sau 10 ngày ho khan
Theo đó, bệnh nhân 55 tuổi (Phú Thọ) vào viện khám trong tình trạng ho khan kéo dài hơn 1 tuầng, đau vùng ngực trái, đã đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra bệnh. Vào ngày 3/1, các bác sĩ của Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ làm sinh thiết xuyên thành dưới hướng dẫn của CT mô phỏng, xác định bệnh nhân bị ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi.
Sau khi hội chẩn với các chuyên gia về ung bướu, ngày 5/1 bác sĩ phẫu thuật cắt thùy trên phổi phải, nạo vét hạch cho bệnh nhân. 3 ngày hậu phẫu, bệnh nhân đã tự thở lại, phổi thông khí tốt và tự đi lại được.
Ung thư phổi hiện đang là bệnh có số người mắc lớn thứ 2 sau ung thư gan, với gần 23.660 ca mắc mới mỗi năm và gần 20.710 ca trong số đó tử vong.
Giới chuyên gia nhận định, trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên khả năng hồi phục sau phẫu thuật cao hơn, trong khi ở giai đoạn muộn thì khả năng hồi phục thực sự khó. Tại Việt Nam, ung thư phổi là một bệnh ung thư phổ biến, gặp nhiều ở người hút thuốc lá.
Điều đáng nói, ung thư phổi hầu hết được phát hiện ở giai đoạn muộn chứ không phải ai cũng may mắn phát hiện sớm như trường hợp của người đàn ông này bởi dấu hiệu không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thêm vào đó, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường chủ quan bỏ qua, chưa thực sự quan tâm tình trạng sức khỏe của mình có nguy hiểm hay không nếu chỉ thông qua những cơn ho khan. Do đó, tầm soát ung thư theo định kỳ là lời khuyên hàng đầu của các bác sĩ trong công cuộc điều trị ung thư phổi.
Ung thư phổi hầu hết được phát hiện ở giai đoạn muộn chứ không phải ai cũng may mắn phát hiện sớm.
Cảnh giác những triệu chứng sớm của ung thư phổi để phát hiện và điều trị kịp thời
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của BV cho hay, theo Globancan 2018, mỗi năm trên thế giới có trên 1.8 triệu người mắc ung thư và trên 9,5 triệu người đã tử vong. Riêng với ung thư phổi, có 2,09 triệu người mắc mới mỗi năm, trong đó 1,76 triệu trường hợp mắc đã bị tử vong.
Tại Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có 165.000 ca ung thư mới mắc và 115.000 ca tử vong. Riêng với ung thư phổi hiện đang là bệnh có số người mắc lớn thứ 2 sau ung thư gan, với gần 23.660 ca mắc mới mỗi năm và gần 20.710 ca trong số đó tử vong.
TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt cho biết, ước tính tại thủ đô Hà Nội trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP.HCM là khoảng 30/100.000 người.
Để phòng chống ung thư phổi, giới chuyên gia khuyến cáo nên bỏ thuốc lá.
Ung thư phổi được đánh giá là căn bệnh phổ biến cũng như tỷ lệ người mắc bệnh, số ca chết người ngày một tăng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại rất khó khăn. Hơn 90% bệnh nhân chết chỉ sau một năm phát hiện bởi bệnh không dễ phát hiện ở giai đoạn sớm. Bởi lẽ, ở giai đoạn sớm, những triệu chứng ung thư phổi rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác.
Nói như vậy không có nghĩa là không có dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi. Một số dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi mà bạn cần hết sức cẩn trọng, nên đi khám ngay là: Ho dai dẳng, kéo dài và không rõ nguyên nhân. Nhiễm trùng mạn tính, biểu hiện cụ thể là đau tức ngực do viêm phế quản mãn tính, viêm phổi…
Bỗng nhiên giảm cân không rõ nguyên nhân. Đau trong xương hoặc khớp xương – dấu hiệu nhiều người nhầm lẫn là thiếu canxi. Sưng ở cổ và mặt, cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể ảnh hưởng. Thường xuyên mệt mỏi. Đau mỏi cơ khi đang hoạt động bình thường. Xét nghiệm thấy canxi trong máu cao…
Mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều muối, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa chất bảo quản, đường công nghiệp... để phòng chống ung thư phổi.
Để phòng chống ung thư phổi, giới chuyên gia khuyến cáo nên bỏ thuốc lá, khi làm công việc có tính chất nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm… cần phải sử dụng bảo hộ lao động, loại bỏ hoàn toàn tấm lợp amiăng trong xây dựng nhà cửa, nơi ở.
Ngoài ra mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều muối, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu, tăng cường ăn rau quả tươi, khi ăn thịt nên ăn luộc, hấp thay vì nướng, quay, xào, rán…
Hạn chế việc dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Duy trì lối sống khoa học, thường xuyên vận động với các hình thức chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga, thiền, gym… Và đừng quên cần tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nhất là đối với ung thư, cần phải tiến hành tầm soát đều đặn ngay cả khi khỏe mạnh bình thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!