Vì nếu không dự phòng, người nhiễm HIV sẽ làm lây lan vi-rút và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) sang cho người khác.
Ngoài ra, do thể trạng bị suy yếu và họ sẽ bị tái nhiễm thêm các chủng HIV khác hoặc nhiễm thêm các bệnh STI khác. 'Dự phòng cho người dương tính với HIV' là cụm từ để diễn tả những biện pháp dự phòng dành cho người dương tính với HIV hoặc trong cặp có huyết thanh không tương đồng (một người dương tính, một người âm tính với HIV) hay còn gọi là 'dự phòng thứ phát'.
Vì sao việc dự phòng cho người dương tính lại quan trọng?
Dự phòng cho người dương tính tránh cho họ nhiễm thêm những loại bệnh lý khác, đặc biệt là STI. Vì khi bị thêm những bệnh này, hệ miễn dịch của họ sẽ phải chịu thêm gánh nặng, nhất là khi đã bị nhiễm HIV làm cho suy yếu trước đó.
Ngoài ra, họ vẫn có thể nhiễm thêm chủng HIV khác. Khả năng 'đột biến' (thay đổi về gen) của HIV khiến nó kháng lại các thuốc điều trị. Khi bị nhiễm chủng HIV kháng thuốc, những thuốc điều trị HIV sẽ không có tác dụng lên họ.
Chủng HIV kháng thuốc này có thể truyền từ người này sang người khác. Vì vậy, dự phòng cho người đã nhiễm HIV rất quan trọng trong việc làm giảm sự lây lan của HIV.
Chủng HIV kháng thuốc này có thể truyền từ người này sang người khác (Ảnh minh họa: Internet)
Dự phòng như thế nào?
Nếu nhiễm HIV, bạn phải luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người âm tính hoặc không biết tình trạng nhiễm của họ. Bên cạnh đó, cần tăng cường lòng tự trọng và tự tin để họ có thể bảo vệ bản thân và cộng đồng nơi họ sinh sống, sống lành mạnh và tránh lây lan vi-rút.
Người nhiễm HIV/AIDS cần thực hành các biện pháp dự phòng chung để tránh mắc bệnh, nhất là những loại bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh cấp tính như cúm hay thủy đậu. Đặc biệt, đối với những bệnh được cảnh báo cho cộng đồng thì càng quan trọng hơn đối với họ. Vì hệ miễn dịch họ đã suy yếu, họ có nguy cơ mắc các loại bệnh 'thông thường' cao hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
'Dự phòng cho người dương tính' còn bao gồm tư vấn giảm hành vi nguy cơ cho cá nhân hoặc nhóm. Tư vấn sẽ giúp người nhiễm đánh giá được nguy cơ của bản thân và từng bước thực hiện các hành vi giảm nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm HIV cho người khác.
Đối với người nhiễm HIV có chồng, vợ, bạn tình âm tính với HIV, dự phòng sẽ gồm việc tư vấn tránh lây nhiễm và hỗ trợ tiết lộ tình trạng nhiễm cho người kia và cho gia đình. Hướng dẫn và gửi khách hàng đến với những cơ sở y tế dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (nếu vợ hoặc bạn tình nữ của họ đang có thai).
Dự phòng cho người dương tính với HIV còn bao gồm tăng cường lòng tự trọng, tuân thủ điều trị, chia sẻ tâm trạng và kiến thức giữa các thành viên trong nhóm hỗ trợ... và chuyển gửi người có nhu cầu đến các dịch vụ y tế để điều trị STI, ARV, tư vấn xét nghiệm và các dịch vụ xã hội, pháp lý khác.
Những hành vi nào người nhiễm HIV không nên tham gia?
Cũng như người âm tính với HIV, người nhiễm HIV không nên quan hệ tình dục xâm phạm, không bảo vệ (đường miệng, hậu môn, âm đạo) với người khác.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học (trên đối tượng nam dị tính) cho thấy, nam giới không cắt bao quy đầu dễ nhiễm HIV hơn người đã cắt bao quy đầu. Lý do là vùng da quy đầu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi- rút HIV xâm nhập cơ thể. Vậy người nam nhiễm HIV chưa cắt bao quy đầu và là người cho trong quan hệ tình dục cần cẩn thận hơn, cần áp dụng các biện pháp an toàn tránh tái nhiễm.
Người nhiễm có sử dụng các chất gây nghiện không nên dùng chung dụng cụ tiêm chích (như kim, ống điếu hít khói trắng, ống hút trực tiếp bột cocaine) với người khác. Dùng chung dụng cụ có thể làm máu của người này xâm nhập vào người kia. Tuy lượng máu nhỏ nhưng có thể chứa vi- rút viêm gan siêu vi B, C hoặc HIV.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh HIV/AIDS
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!