Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Đến bác sĩ cũng phải choáng váng khi tận mắt nhìn thấy tay bệnh nhân đang nắm chặt một con cá.

Vừa qua, Bệnh viện Renci tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tiếp nhận một trường hợp lạ, bệnh nhân nữ tên là Vương, vào viện cấp cứu với tình trạng rất đau đớn, trên tay nắm chặt một con cá rồi không ngừng kêu la: 'Tôi bị vây cá đâm vào tay.'

Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Bà Vương vào viện, tay cầm chặt một con cá.

Đến bác sĩ cũng phải choáng váng khi tận mắt nhìn thấy tay bệnh nhân đang nắm chặt một con cá. Bác sĩ đã kiểm tra và phát hiện ra rằng vây của con cá này đã đâm rất sâu vào ngón tay út của bà Vương. Sau đó, các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho bà để khâu nối dây thần kinh, nối gân do bị vây cá đâm sâu.

Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Bàn tay của bà Vương sau phẫu thuật.

Nói về nguyên nhân gây ra tai nạn này, bà Vương cho biết, trong lúc làm bếp bà đã vô tình bị vây của con cá bơn đâm vào ngón út bàn tay phải. Không tự mình lấy ra được nên bà quyết định giữ nguyên con cá và vào viện nhờ trợ giúp bác sĩ.

Theo chuyên gia của bệnh viện Renci, việc bà Vương giữ nguyên con cá và mang vào bệnh viện là hoàn toàn chính xác. Nhìn chung, khi bị những vết thương do vật nhọn đâm, chúng ta không nên rút vật đâm ra ngay lập tức vì sẽ khiến cho máu chảy nhiều hơn, rất khó cầm máu.

Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Cần cảnh giác khi bị thương bởi hải sản

Cuối tháng 5 năm nay, ông Du, sống tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã bị đuôi tôm đâm sâu vào ngón tay cái. Vài ngày sau, toàn bộ cánh tay của ông đột nhiên chuyển sang màu tím và có mủ. Ông nhanh chóng vào viện để được bác sĩ thăm khám, kết quả xét nghiệm cho thấy bàn tay của ông Du đã bị nhiễm vi khuẩn S. pyogenes.

Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Toàn bộ cánh tay của ông Du đột nhiên chuyển sang màu tím và có mủ.

Bác sĩ đã lập tức đưa ông Du vào phòng phẫu thuật, tại đây bác sĩ nhận ra tình trạng vô cùng nguy hiểm: Phần thịt phía bên trong cánh tay đã dần bị hoại tử, độc tố đã xâm chiến đến khớp, may mắn là ông Du đã cứu được cánh tay của mình sau cuộc phẫu thuật.

Người phụ nữ gặp nạn vì bị cá “dính chặt” vào tay, vào viện cấp cứu bác sĩ lại khen hết lời vì đã làm tốt việc này

Tôm là loại hải sản có chứa một lượng lớn vi khuẩn, chẳng hạn như: Enterobacter cloacae, Streptococcus, Staphylococcus, và nguy hiểm nhất Vibrio Vulgaris. Khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulgaris, nạn nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết nặng và hoại tử chi, quá trình này diễn ra khá nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, nhiễm trùng vết thương nghiệm trọng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho rằng những trường hợp như ông Du cũng liên quan đến hệ miễn dịch cá nhân và tỷ lệ mắc không cao.

Làm sao để an toàn khi ăn và chạm vào hải sản?

- Theo các bác sĩ, khi chạm vào cá gai, mọi người nên đeo găng tay cao su để ngăn ngừa trường hợp vây cá đâm vào tay. Kể cả khi xương, vây cá đâm vào găng tay thì nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Không nên ăn hải sản sống như cá, tôm, cua… mà nên nấu chín kỹ để có thể tiêu diệt hết mầm bệnh.

- Khi có vết thương ở tay thì không được phép chạm vào các loại hải sản.

- Nếu vô tình bị tôm, cua, cá đâm thì nên vắt sạch máu ra, rửa bằng nước. Hãy quan sát nếu thấy có triệu chứng đau, ngứa, sưng, tiêu chảy hoặc sốt thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!