Bị một vết xước nhỏ ở chân, em Nguyễn Thị Thu H. (13 tuổi, học sinh lớp 7 trường THCS Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh tắc mạch máu. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân bị hoại tử tứ chi phải phẫu thuật tháo khớp để giữ mạng sống.
Hoại tử là gì?
Hoại tử là tình trạng các mô cơ thể chết (hoại tử) đi. Điều này rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tới tính mạng. Hoại tử có thể xảy ra sau một cơn chấn thương hoặc nhiễm trùng, ngoài ra cũng có thể xảy ra ở những người mắc chứng bệnh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu mãn tính. Có nhiều loại hoại tử khác nhau với các triệu chứng khác nhau như hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử khí, hoại tử nội…
Những vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử (Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử là do việc giảm lượng máu cung cấp tới các mô, khiến các tế bào bị chết. Trường hợp những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá quá thường xuyên thì nguy cơ bị hoại tử cũng cao hơn.
Việc điều trị hoại tử sẽ dựa vào các liệu pháp như maggot, liệu pháp oxy bội áp, antibiotics, vascular surgery, trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ phần hoại tử để tránh làm ảnh hưởng đến các vùng khác.
Những lỗi nhỏ khi chăm sóc vết thương có thể dẫn đến hoại tử
Tuy chỉ là một cơn chấn thương hoặc nhiễm trùng nhỏ, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ dàng gây ra hoại tử:
- Vết xước do cọ xát, ngã chảy máu… nhưng không được chữa trị ngay, không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử.
- Vết thương ở những người mắc bệnh tiểu đường, tắc mạch máu, người hút thuốc lá nhiều… nhưng không được chữa trị kịp thời.
- Chữa trị cho vết thương không đúng cách: tự chữa trị tại nhà, chữa theo các phương pháp truyền miệng (bó lá, bôi mắm…), sử dụng các dụng cụ y tế không đảm bảo, không được vô trùng dẫn đến viêm nhiễm…
Những vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử (Ảnh minh họa: Internet)
Lời khuyên
Khi có các vết thương, các bạn có thể tự chăm sóc nếu chắc chắn mình làm đúng cách, tuy nhiên, hãy chọn mua dụng cụ y tế ở những nơi đảm bảo. Đặc biệt, thời gian sau đó, chúng ta cần theo dõi vết thương một cách kỹ lưỡng, nếu thấy vết thương có biểu hiện xấu đi như lan rộng hơn, bốc mùi, có mủ… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Với các vết thương lớn, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu bạn rơi vào các trường hợp như mắc bệnh tiểu đường, có các vấn đề về máu… thì cần tuyệt đối chú ý tới các vết thương trên cơ thể, cho dù đó là vết thương nhỏ.
Cần chăm sóc vết thương đúng cách
Một điều vô cùng quan trọng khi chọn địa điểm khám và chữa bệnh chính là chọn những nơi đảm bảo uy tín để tránh tình trạng chẩn đoán nhầm, chẩn đoán chậm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!