Theo thống kê của FDA, đã có 359 trường hợp mắc bệnh, chín ca tử vong do một dạng ung thư hiếm gặp liên quan đến phẫu thuật nâng ngực.
Có nguy cơ bị ung thư do nâng ngực
Dạng ung thư này là u hệ bạch huyết tế bào đa năng (ALCL), ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh vùng phẫu thuật. Dạng u lymphô này không phải là ung thư vú mà nó được hình thành trong da hoặc các hạch bạch huyết. Theo bác sĩ phẫu thuật tái tạo Clara Lee của Trung tâm Ung thư Đại học bang Ohio thì dạng ung thư này xuất hiện ở những phụ nữ có vấn đề với việc cấy ghép.
Phụ nữ thường phẫu thuật nâng ngực để tăng kích cỡ hoặc tái tạo ngực sau khi mổ. Bệnh ung thư này có thể phát triển trong cả hai trường hợp nêu trên dù nguy cơ không cao, tỉ lệ chừng 1/300.000 phụ nữ phẫu thuật ngực.
Bệnh ung thư này phát triển chậm, hầu hết phụ nữ có khối u có thể phẫu thuật và điều trị. Nhưng cũng đã có những trường hợp tử vong.
Ngoài ALCL, có những nguy cơ khác liên quan đến phẫu thuật nâng ngực mà mọi phụ nữ cần biết để cân nhắc kỹ lưỡng:
Sau khi phẫu thuật: Vấn đề có thể xảy ra ngay sau cuộc phẫu thuật, đó là khi vết mổ có thể hồi phục chậm hơn hoặc có thể bị nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần dùng kháng sinh. Nếu tình trạng tiếp tục xấu đi, có thể phải phẫu thuật lấy miếng độn ra.
Bệnh ung thư này phát triển chậm, hầu hết phụ nữ có khối u có thể phẫu thuật và chữa trị.
Ung thư trực tràng di căn vào xương
Phẫu thuật nâng ngực có ảnh hưởng tới việc cho con bú không?
Vì sao đàn ông giàu thích phụ nữ ngực nhỏ?
Nâng mũi như thế nào không để lại biến chứng?
Lạc trôi dòng lịch sử Thị nở đẹp nhất Việt Nam là đây chứ đâu
Trong năm đầu tiên: Khi miếng độn đã ổn định, vẫn có thể có vấn đề, ví dụ như miếng độn không nằm đúng chỗ trong ngực vì chúng đã di chuyển hoặc bị động trước hay sau khi phẫu thuật.
Trong vài năm đầu: Nguy cơ mà các phụ nữ quan ngại nhất xảy ra trong vài năm đầu sau khi phẫu thuật. Hai mối lo lớn nhất là miếng độn rò rỉ và bao xơ co lại. Cụ thể, trong trường hợp đầu tiên, miếng độn có thể bị thủng một lỗ nhỏ do bị ăn mòn. Một số người nhận ra tình trạng này và phẫu thuật thay thế hoặc lấy miếng độn ra luôn. Một số khác không nhận ra do vết rò rỉ quá nhỏ. Trước khi miếng độn gel silicone ra đời, nguy cơ rò rỉ khoảng chừng 10% trong 10 năm đầu tiên, đến nay nguy cơ này đã giảm xuống.
Trường hợp tiếp theo là bao xơ co khi lớp mô sẹo phát triển quanh miếng độn, khiến lớp mô quanh ngực co lại làm ngực cảm giác như bị cứng siết. Một số bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để tạm thời lấy miếng độn ra, loại bỏ lớp bao xơ cứng này.
5 tới 10 năm sau: Trong thời gian dài sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn luôn phải cảnh giác với nguy cơ rò rỉ, bao xơ co và ALCL - tất cả đều có thể phát triển trong vòng 5-10 năm sau phẫu thuật. Nên thông báo bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng như ngực cứng, sưng tấy, đỏ, đau - đây có thể là những dấu hiệu ung thư.
FDA ước tính rằng khoảng 20% phụ nữ cần phải loại bỏ hoặc thay thế miếng độn sau chừng 8-10 năm.
Nguồn: PLo
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!