Nguy cơ vô sinh vì căng thẳng quá mức

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ngoài ra, căng thẳng còn có thể gây nhiều hệ lụy tiêu cực khác tới hệ thống cơ bắp, hô hấp và tim mạch.

Hệ thần kinh

Theo Webmd, khi bị căng thẳng, cơ thể đột ngột thay đổi mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng để chống lại căng thẳng. Hệ thống thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến thượng thận, giải phóng adrenaline và cortisol. Những hoóc-môn này khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng, quá trình tiêu hóa thay đổi và mức độ glucose trong máu cũng tăng cao. Khi hết căng thẳng, hệ thống sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Hệ thống cơ bắp

Khi bạn căng thẳng, cơ bắp cũng bị căng lên. Trong thời gian dài, điều này có thể gây ra đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu và nhiều vấn đề liên quan đến cơ xương.

Hệ thống hô hấp

Căng thẳng có thể khiến bạn thở khó khăn hơn, tăng thông khí, thậm chí gây hoảng loạn ở một số người.

Nguy cơ vô sinh vì căng thẳng quá mức

Stress không tốt cho cả tâm trạng lẫn sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Hệ thống tim mạch

Căng thẳng tạm thời, chẳng hạn như khi bạn bị tắc đường, có thể làm tăng nhịp tim và co thắt cơ tim mạnh. Mạch máu đến các cơ bắp và các bộ phận trên cơ thể tăng cao. Tình trạng này lặp lại nhiều lần có thể gây ra viêm động mạch vành, thậm chí gây đau tim.

Tuyến thượng thận

Khi bạn bị stress, não gửi tín hiệu tới kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol và epinephrine, đây là những hoóc-môn gây gia tăng căng thẳng.

Gan

Cortisol và epinephrine được giải phóng, gan sản xuất nhiều glucose hơn trong máu để tạo ra năng lượng chống lại căng thẳng.

Hệ tiêu hóa

Stress có thể khiến bạn ăn ít hơn hoặc nhiều hơn thông thường. Nếu bạn ăn thức ăn nhiều hơn, kèm thêm việc sử dụng thuốc lá hoặc rượu, bạn có thể bị ợ nóng hoặc trào ngược axít.

Dạ dày

Khi căng thẳng nghiêm trọng, dạ dày phản ứng mạnh có thể bị đau và gây buồn nôn hay nôn mửa. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ. Khi đó, bạn dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Hệ thống sinh sản

Ở nam giới, lượng dư thừa của cortisol, được sản xuất do căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản. Căng thẳng mãn tính có thể làm giảm testosterone và quá trình sản xuất tinh trùng, gây vô sinh.

Ở phụ nữ, căng thẳng có thể làm chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng. Nó cũng làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!