Theo Daily Mai, bé trai lên 4 tuổi sống tại New Delhi, Ấn Độ bỗng nhiên ho ra tiếng sáo. Tận 2 ngày sau, người thân của cậu bé mới phát hiện ra việc này và lập tức đưa cậu tới phòng khám tai, mũi, họng ở địa phương.
Tại phòng khám, các bác sỹ rất bối rối khi cậu không có dấu hiệu nhiễm trùng và không có biểu hiện lạ. Mọi người không thể lý giải nổi tại sao tiếng ho của cậu bé lại nghe giống tiếng huýt sáo đến vậy. Họ đã phải chuyển cậu bé lên bệnh viện tuyến trên.
Tại bệnh viện này, các bác sỹ quyết định chụp X quang phổi của cậu bé. Họ đã phát hiện điều bất thường. Phổi trái cậu bé bị kích thích khá nghiêm trọng, sưng phồng lên như một quả bóng và nguyên nhân trong những trường hợp này thường là do tắc nghẽn đường hô hấp hoặc mắc một số bệnh phổi như hen suyễn.
Để kiểm tra thêm, các bác sỹ thực hiện một cuộc nội soi phế quản để xem có thứ gì chèn xuống cổ họng và ép phổi hay không. Cuối cùng, họ bị sốc khi phát hiện ra 'vật thể bí ẩn' chặn phế quản của cậu bé, tạo ra luồng khí khác lạ thực ra là một chiếc còi đồ chơi.
Lúc này, cha mẹ cậu bé mới nhớ ra con trai mình đúng là đã chơi với chiếc còi trước khi cơn ho lạ lùng kia bắt đầu. Có lẽ trong khi mải chơi, bé đã vô tình nuốt luôn chiếc còi.Đó là khi những cơn ho bắt đầu.Các bác sĩ ngay sau đó đã tiến hành gắp chiếc còi ra khỏi phổi cậu bé.
Chiếc sáo nhựa đồ chơi được lấy ra từ phế quản của cậu bé.
Bác sỹ N.T.D., Khoa Hô hấp, Bệnh viện 108 cho biết: “Rất may cậu bé đã an toàn vì chiếc còi chỉ chặn ở phế quản, nếu vật thể này chặn vào đường thở hoặc xuống phổi nguy cơ tử vong là rất cao”.
Bác sỹ D. cũng cho biết thêm: “Mỗi ngày Bệnh viện nhận hàng chục ca cấp cứu về hóc dị vật đặc biệt là trẻ em. Những dị vật này thương là hạt nhãn, hạt na, viên bi, vật thể tròn. Những vật thể này hiện phụ huynh đã biết, cảnh giác để phòng tránh cho các bé. Tuy nhiên với lứa tuổi của các bé thì cần phải đề phòng đối với tất cả những vật có thể nuốt được ví dụ như chiếc còi sáo được nhắc tới ở trên”.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ hóc các dị vật rất cao.
Chiếc còi sáo là vật thường xuyên xuất hiện trong đồ chơi trẻ em, nhất là những đồ chơi nhựa hoặc cao su có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài việc những sản phẩm nhựa này có tính chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì nguy cơ trẻ nuốt, ăn những vật thể lạ, nhỏ là rất cao. Thông qua sự việc trên, bác sỹ D. cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ khi cho con chơi đồ chơi nên tìm hiểu, hướng dẫn và trông chừng trẻ tránh để những sự việc đáng tiếc không thể cứu vãn được xảy ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!