Da chân bị bong khiến chân có cảm giác khó chịu và đau rát. Vậy nguyên nhân khiến da chân bị bong là gì và làm thế nào để chữa bệnh da chân bị bong? Hãy cùng Lily & WeCare khám phá bí quyết để có một đôi chân đẹp không còn bị bong da nhé!
Bong tróc da chân là bệnh gì?
Bệnh bong tróc da chân được gọi là bệnh sừng dày lòng bàn chân hay bệnh chàm khô, chàm tăng sừng. Lớp da ở lòng bàn chân dễ bị long ra thành từng mảng lớn, khô nứt hoặc sờ vào cảm thấy nham nhám. Thông thường, chúng có thể tự bong ra hoặc bóc ra mà không gây đau cho người bệnh. Trường hợp này hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng.
Còn trong một số trường hợp, bệnh bong tróc da chân lại làm cho da dày lên và bong ra, đó gọi là viêm da dị ứng hoặc viêm da cơ địa. Da bị đỏ ửng lên, ngứa, dày lên, sẩn mụn và bong ra. Lớp da sẽ dày hơn và có các vết hằn cổ trâu rất rõ và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với một tác nhân bên ngoài, gây ra hiện tượng ngứa hoặc đau rát.
Nguyên nhân nào khiến da chân bong tróc?
Nếu bạn bị bong tróc da chân thường xuyên thì có thể do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây.:
- Nhiễm nấm: Lý do phổ biến nhất khiến chân bạn bị bóc tróc là do nhiễm nấm. Da chân có thể bị bong ra từng mảng mà người bệnh không hề cảm thấy ngứa, do đó bạn sẽ không biết là mình đang bị nhiễm nấm. Vì vậy người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu da bạn bắt đầu có hiện tượng lột da, hãy đến bệnh viện da liễu để kiểm tra sớm.
- Đổ mồ hôi khi tập luyện: Có thể bạn không tin như việc đổ mồ hôi quá nhiều và da chân bị ẩm ướt cũng sẽ gây ra nhiễm trùng chân, dẫn đến bong tróc da ở bàn chân.
- Cháy nắng: Bàn chân bị cháy nắng cũng dẫn đến hiện tượng lột da và những bệnh lý về da khác. Chính vì vậy, bạn cần chú ý hơn, nên đi giày, đi tất vào những hôm trời nắng để tránh cho chúng không phải chịu những ảnh hưởng của tia tử ngoại.
- Chàm bội nhiễm: Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh do sự giãn nở của da, khiến da bị lột thành từng mảng, gây ngứa và khô da khắp cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Khi bị bệnh này, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để khám và nhận lời khuyên từ các bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt nhé!
- Mất nước: Cơ thể mất nước không chỉ làm bạn mệt mỏi, mà còn làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mụn trứng cá, khiến bàn chân bị bong da. Nếu da của bạn không đủ độ ẩm, nó sẽ bắt đầu khô, lột từng mảng và lan ra khắp mọi nơi trên cơ thể. Do vậy, bạn hãy nhớ phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Do bệnh lý như: vẩy nến, lichen, ghẻ, chai, nhiễm độc arsenic, tổ đỉa, eczema, nấm ngoài da,... Tuy nhiên, nếu bị mắc các bệnh này, ngoài triệu chứng bong da, bạn sẽ còn thấy da bị ngứa, xuất hiện các mụn nước và bội nhiễm có mủ.
- Do hóa chất: Nếu bạn tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, các chất tẩy rửa, vôi, xi măng, kim loại nặng... thì cũng có khả năng bị bong tróc da tay chân.
- Một vài nguyên nhân khác như rối loạn dây thần kinh thực vật khiến bạn bị ra nhiều mồ hôi tay chân, dễ gây bong da tay, thiếu vitamin A, B, PP cũng khiến da tay, da chân bị bong tróc.
Cách chữa bong tróc da chân
- Bạn nên tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Cung cấp đầy đủ vitamin B1, B2, PP từ các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh, trái dâu, bạc hà, chuối... trong vòng 10 ngày.
- Nên đeo găng tay cao su khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa. Nếu bạn thuộc loại da nhạy cảm, hãy thay đổi loại sữa tắm và kem bôi da sang loại dưỡng ẩm, làm dịu da khiến da bớt viêm, bớt rát...
- Giữ cho da chân luôn sạch sẽ, lau khô chân khi bị ẩm ướt, nên đi tất da vào mùa hè để bảo vệ da chân khỏi tia cực tím.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là yoga và bơi lội để lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống chọi lại mọi bệnh tật.
- Bạn có thể uống kháng sinh Loratadine 10mg 1 viên/ngày nếu thấy da bị ngứa, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Ngoài ra, bạn có thể chữa theo kinh nghiệm dân gian như sau: Lấy một củ tỏi còn nguyên vẹn (chưa bị tách thành các nhánh), dùng dao cắt đôi sau đó xát mặt cắt vào những chỗ bị tróc da ở lòng bàn tay, bàn chân. Mỗi lần xát 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 tuần sau bạn sẽ thấy tình trạng da chân được cải thiện rõ rệt.
Lily & WeCaređã cung cấp cho các bạn những nguyên nhân khiến da chân bị bong tróc. Hi vọng là sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thông tin khám, chữa bệnh. Nếu bệnh nhẹ bạn có thể tham khảo những cách trên nhưng tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị thích hợp nhất.
Phương Hoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!