Nhận biết 7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường không kiểm soát (Phần 1)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/17/2024

Bạn có biết gì về bệnh tiểu đường – đặc biệt là bệnh tiểu đường không kiểm soát hay những triệu chứng và biến chứng đi kèm?

Bạn có biết gì về bệnh tiểu đường – đặc biệt là bệnh tiểu đường không kiểm soát hay về những triệu chứng và biến chứng đi kèm? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông tin tổng quát về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gồm một nhóm các bệnh có liên quan đến vấn đề về nội tiết tố insulin. Bình thường, tuyến tụy (cơ quan nằm sau dạ dày) có chức năng giải phóng insulin nhằm giúp cơ thể bạn lưu trữ, tiêu thụ đường và chất béo từ các nguồn thực phẩm bạn ăn mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện khi tuyến tụy sản sinh quá ít hoặc không sản sinh insulin, hay khi cơ thể không có phản ứng thích hợp với insulin. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn căn bệnh này. Những người mắc bệnh tiểu đường cần phải biết cách kiểm soát bệnh để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Bệnh nhân bị tiểu đường sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để luôn giữ bệnh nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nó luôn mang lại kết quả rất xứng đáng.

Nếu bạn không cố gắng kiểm soát tình trạng bệnh một cách chặt chẽ thì có thể bạn đang tự đặt mình vào nguy cơ mắc một loạt các biến chứng. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Tim và mạch máu
  • Mắt
  • Thận
  • Hệ thần kinh
  • Hệ tiêu hóa dạ dày – ruột
  • Nướu và răng.

Tim và mạch máu

Bệnh tim và các bệnh liên qua đến mạch máu là những vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến đối với nhiều người bị tiểu đường không kiểm soát. Bạn có nguy cơ cao gấp đôi mắc các vấn đề về tim và đột quỵ so với những người không gặp phải tình trạng này.

Tổn thương mạch máu hoặc tổn thương thần kinh cũng có thể gây ra các vấn đề về bàn chân mà trong một số trường hợp hiếm hoi có thể dẫn đến phải cắt chân. Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cắt bỏ bàn chân và ngón chân cao gấp mười lần so với những người không mắc bệnh.

Triệu chứng: Bạn có thể không nhận thấy các dấu hiệu đáng báo động của bệnh tim cho đến khi bạn bị đau tim hoặc đột quỵ. Các vấn đề về mạch máu ở chân có thể khiến chân bị chuột rút, màu da thay đổi và xúc giác giảm sút.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc các vấn đề này hoặc ít nhất sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Mắt

Bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất thị lực ở người trưởng thành có độ tuổi từ 20–74 tuổi. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về mắt mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gấy mất thị lực:

  • Chứng tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc do tiểu đường – liên quan đến các mạch máu nhỏ xuất hiện trong mắt bạn.

Triệu chứng: Các vấn đề về thị lực suy giảm hoặc mất thị lực đột ngột.

Các nghiên cứu cho thấy việc đến bệnh viện để kiểm tra mắt thường xuyên và điều trị kịp thời những vấn đề trên có thể giúp ngăn ngừa đến 90% chứng mù lòa do đái tháo đường gây ra.

Bệnh thận

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận ở người trưởng thành, chiếm gần một nửa số trường hợp mới mắc bệnh.

Triệu chứng: Bạn thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi ở giai đoạn đầu mới mắc bệnh thận do tiểu đường. Trong các giai đoạn sau đó, bệnh thận có thể làm cho chân và bàn chân của bạn sưng phù lên.

Uống các loại thuốc hạ huyết áp (ngay cả khi bạn không bị cao huyết áp) có thể giúp làm giảm nguy cơ bị suy thận lên 33% ở người bị tiểu đường.

Hệ thần kinh

Theo thời gian, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây hại đến hệ thần kinh của bạn. Có đến 70% người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp phải dạng tổn thương thần kinh này.

  • Bệnh đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau đớn, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thường phát tác từ các ngón chân của bạn. Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác trên cơ thể bạn;
  • Bệnh đau thần kinh tự chủ xuất phát từ những tổn thương dây thần kinh có chức năng kiểm soát các cơ quan nội tạng của bạn. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm các vấn đề về tình dục, các vấn đề về hệ tiêu hóa (một tình trạng gọi là gastroparesis hay bệnh liệt dạ dày), vấn đề không cảm nhận được khi bàng quang đầy, chóng mặt và ngất xỉu, hoặc lượng đường trong máu bị tụt giảm bất ngờ.

Bạn có nhiều lựa chọn để điều trị cơn đau thần kinh. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc chống trầm cảm, thuốc ngăn chặn động kinh (hay còn gọi là thuốc chống co giật). Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng các loại thuốc dạng kem thoa lên da như kem hoặc miếng dán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn sử dụng một thiết bị gây kích thích dây thần kinh gọi là TENS (kích thích điện qua da).

Răng

Bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng: Nướu răng của bạn sẽ trở nên đỏ tấy, sưng và chảy máu dễ dàng.

Nếu bạn có thể luôn giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát, có thói quen thường xuyên đi khám nha sĩ và chăm sóc răng miệng thật tốt mỗi ngày bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc rửa bằng nước súc miệng, bạn có thể tránh được các vấn đề về nướu và gãy răng.

Mời bạn tiếp tục theo dõi phần 2 để nhận biết thêm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường không kiểm soát nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cung cấp vitamin D, giải pháp mới cho người cao huyết áp
  • Bật mí 6 ảnh hưởng nghiêm trọng của việc thức khuya
  • Những điều nên và không nên làm khi mắc viêm gan C

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!