Nhận biết bệnh tay chân miệng

Nuôi dạy con - 04/26/2024

Trường mẫu giáo nơi con tôi học đang có vài trẻ bị tay chân miệng nên tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn cách nhận biết và đường lây truyền của căn bệnh này.

Trường mẫu giáo nơi con tôi học đang có vài trẻ bị tay chân miệng nên tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn cách nhận biết và đường lây truyền của căn bệnh này.

Nguyễn Đình Việt (Bắc Ninh)

Bệnh TCM lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc với các chất tiết ở miệng, họng, mũi hoặc chất tiết từ các bọng nước ở tay, chân hoặc phân của người bệnh.

Bệnh cũng có thể được lây truyền gián tiếp từ các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muôi...), đồ chơi, quần áo, chăn màn của người bệnh hoặc từ sàn nhà, tay vịn cầu thang...

Sau khi virut xâm nhập cơ thể, chúng gây nhiễm trùng huyết trong một khoảng thời gian ngắn. Từ nhiễm trùng huyết, virut đến niêm mạc miệng và da.

Bệnh khởi phát là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân.

Các ban đỏ này có thể hình thành các bọng nước. Đặc điểm của bệnh TCM là các ban, bọng nước thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, tay, chân và gan bàn tay, gan bàn chân, mông, đùi.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi, nhưng có một số người bệnh nếu căn nguyên là typ EV71 sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn bởi virut sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình. Biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.

Khi trường con bạn đã có trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ bệnh và vệ sinh môi trường, đồ dùng cho trẻ để phòng tránh lây nhiễm cho trẻ lành.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!