Viêm xoang mãn tĩnh là căn bệnh cần phải điều trị lâu dài. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, việc chăm sóc khoang mũi hàng ngày cũng rất quan trọng. Một trong số đó là việc nhõ mũi và rửa mũi đúng cách.
Nhỏ mũi như thế nào?
Chọn thuốc nhỏ mũi như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân viêm xoang. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi khác nhau nhưng chúng cũng đi với các loại bệnh riêng biệt. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết về các loại thuốc nhỏ đặc trị viêm xoang.
Người bị viêm xoang nhỏ mũi đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tích cực
Trước khi nhỏ, người bệnh phải lấy hết các dịch nhầy và chất mủ ứ đọng trong thành mũi để thuốc tiếp cận nhanh chóng vào niêm mạc mũi và phát huy tác dụng. Các bước dùng thuốc nhỏ mũi như sau:
- Xì mũi: Bịt một bên mũi rồi xì hơi mạnh mũi còn lại, tương tự như thế với cả hai bên đến lúc nào sạch mũi trong khoang thì dừng lại. Không được bịt chặt cả hai mũi rồi xì mạnh vì như thế các chất ứ động sẽ bị đẩy ngược vào xoang. Nếu bệnh nhân hay chảy máu cam, bị ngạt mũi nhiều thì phải nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu khi xì.
- Hút mũi: Với trẻ nhỏ, không tự xì mũi được nên cha mẹ phải hút mũi cho trẻ. Không nên dùng miệng hút mũi cho con mình vì rất mất vệ sinh và cũng không làm sạch được hết mủ. Cách tốt nhất là dùng dụng cụ hút mũi đảm bảo vệ sinh được bán ở các hiệu thuốc. Dụng cụ này là một ống nhựa có kích cỡ vừa khi lắp vào mũi trẻ em. Khi thực hiện, lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng khí cho ra hết và hút dần mủ, chất nhầy ra. Nên làm mỗi bên vài lần.
- Nhỏ mũi:Người bệnh phải ngồi ngửa hoặc tốt nhất nên nằm, ngửa đầu tối đa để thuốc vào hốc mũi. Nhỏ từ từ khoảng 4-5 giọt, sau đó lấy tay day nhẹ cánh mũi để đẩy thuốc vào sâu hơn. Khi ở vùng trán và gáy cảm thấy cay là thuốc đã vào được xoang. Người bệnh không nên đi lại hay đứng dậy ngay lập tức mà nằm im vài phút để ổn định thuốc trong xoang.
Trẻ em phải dùng dụng cụ hút mũi
Rửa mũi đúng cách
Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phải rửa mũi thường xuyên để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thói quen này phải được duy trì mỗi ngày, rửa bằng nước thường nhiều lần/ngày và nước muối 1 lần/ngày. Cách này rất tốt đối với bệnh nhân viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay người cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, không áp dụng đối với người khó thở hoặc bệnh nhân bị viêm tai giữa.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm nước muối sinh lý bằng bình dạng xịt, có hình dạng củ tỏi hoặc net pot dễ dàng cho người sử dụng. Quá trình rửa mũi để phát huy tác dụng cần phải thực hiện đúng cách.
Ghé sát mặt vào chậu rửa bát, nghiêng người một góc 45 độ sao cho dung dịch chảy đều từ mũi bên này sang mũi bên kia và rơi vào chậu. Dung dịch này không nên đi vào xoang mà chỉ rửa sạch khoang mũi nên lúc này, người bệnh không ngả đầu ra phía sau.
Nghiêng đầu một góc 45 độ để dung dịch đi vào hai khoang mũi và chảy ra ngoài
Đặt vòi của bình xịt vào một bên cánh mũi, há miệng rồi xịt từ từ nước muối vào mũi. Lúc này phải dùng miệng để thở. Nước muối sẽ chảy từ bên này ra bên kia, cuốn dịch nhầy, cặn bã ra ngoài bằng đường miệng, bạn phải nhổ chúng ra ngoài. Thực hiện liên tục nhiều lần, sau khi xong, xì nhẹ mũi để làm sạch hết dịch còn sót lại. Làm tương tự với mũi còn lại.
Vệ sinh dụng cụ đúng cách, để nơi sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn sẽ gây tác động xấu cho mũi khi sử dụng chúng.
Nếu không sử dụng sản phẩm bán sẵn, bạn cũng có thể tự pha chế dung dịch để rửa hàng ngày tại nhà vô cùng đơn giản bằng cách mua bột muối sinh lý hoặc dung dịch muối 0,9%. Dùng 5g muối sinh lý (không dùng muối iốt) pha với 500ml, giữ nhiệt độ từ 30-40 độ C, thêm một ít banking soda để giảm nồng độ của nước muối. Sau đó, sẽ có một hỗn hợp nước muối dùng để rửa mũi như các loại được bán sẵn. Thực hiện thường xuyên trong nhiều ngày thì hiệu quả sẽ càng rõ rệt.
>> Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ: Cách chữa tận gốc viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Trang Trang
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!