Ốm vặt ở trẻ em dù gây khó khăn cho quá trình nuôi dưỡng của bố mẹ nhưng lại là cơ hội kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp tăng cường kháng thể bên trong cơ thể trẻ và hỗ trợ trẻ ngày càng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Các bác sĩ chuyên khoa tại Mĩ đã xác định có đến 24 căn bệnh trẻ em thường mắc phải, trong đó có một số bệnh thường thấy tại Việt Nam.
Bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng thường là do virus coxsackie A16 và rất dễ bùng phát thành dịch vào mùa hạ cho đến đầu thu. Biểu hiện thường thấy ở trẻ mắc bệnh là sốt, xuất hiện các mụn nước trong khoang miệng, trên lòng bàn tay và bàn chân. Việc phòng bệnh khá đơn giản với việc vệ sinh kĩ càng, thường xuyên rửa tay chân và đồ chơi của trẻ. Bệnh sẽ khỏi từ 7-10 ngày trong trường hợp không quá nghiêm trọng.
RSV
RSV hay còn gọi là bệnh do virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp tại trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng nhiễm RSV thường giống với cảm cúm và có tới 40% tiến triển thành viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ em.
Viêm thanh, viêm khí phế quản
Loại bệnh này khá phổ biển ở trẻ, hiện tượng phù nề các thanh khí quản cản trở đường dẫn khí gây khó thở là dấu hiệu của bệnh. Các trẻ dưới 5 tuổi thường mắc phải căn bệnh này và xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, thở rít...nhiều bé bị khó thở. Tuy nhiên bệnh có thể dứt điểm trong vòng một tuần nếu điều trị đúng cách.
Viêm tai
Vì ống thính giác ở trẻ rất nhỏ, vòi nhĩ lại ngắn làm virus và vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm tai. Có khá nhiều dạng viêm như viêm ống tai, viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa với các triệu chứng bao gồm: sốt, quấy khóc, buồn nôn, đau trong tai...Hiện nay viêm tai đã có vaccine tiêm chủng do vậy bố mẹ cần chú ý lịch chủng ngừa cho bé.
Thủy đậu
Trước khi có vaccine ngừa thủy đậu, trung bình mỗi năm có đến hơn 11.000 người phải nhập viện vì căn bệnh này. Hiện tại thủy đậu đã có thể phòng ngừa tuy nhiên bố mẹ trẻ cần chú ý các triệu chứng lâm sàng như nổi mụn nước gây ngứa ở trẻ, vì bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh lẫn người lớn và phụ nữ có thai.
Sởi
Triệu chứng ban đầu của sởi là sốt, chảy nước mũi, ho sau đó phát ban toàn cơ thể. Hầu hết trẻ mắc bệnh đều khỏi sau khoảng 2 tuần nhưng vẫn có trường hợp bị biến chứng vào các cơ quan nội tạng. Hiện nay vaccine ngừa sởi là một trong những mũi thuốc mà trẻ sơ sinh bắt buộc phải được tiêm phòng. Do vậy bố mẹ cần lưu ý cho trẻ phòng ngừa đủ các mũi theo khuyến nghị của bộ Y tế.
Tiêu chảy cấp do virus Rota
Nhiễm trùng máu sau sinh và những điều mẹ cần biết
Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sởi
Tiêm phòng trước khi mang thai có cần xét nghiệm không?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ một tuổi và những điều cha mẹ cần biết
Có nên thêm mắm, muối vào cháo, bột của trẻ dưới 1 tuổi?
Đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em với các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa trước khi có vaccine. Hiện tại có hai loại vaccine ngừa tiêu chảy do virus Rota và bố mẹ cần phải lưu ý lịch chủng ngừa cho bé. Trong trường hợp phát hiện trẻ có triệu chứng mắc bệnh cần lập tức đưa trẻ đến thăm khám và điều trị kịp thời.
Dị ứng theo mùa
Thời tiết nồm ẩm hiện tại là một trong những môi trường thuận lợi khiến các mầm bệnh sinh sôi và dễ tạo dịch bệnh ở trẻ nhỏ. Dị ứng theo mua không phải là bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên việc dị ứng gây khó chịu và khiến trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Đến nay dị ứng theo mùa vẫn không có cách điều trị nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bố mẹ kiểm soát các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra cho trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!