Những bước tự chế biến đồ ăn dặm cho con

Nuôi dạy con - 11/28/2024

Tự làm thức ăn cho con là cách tuyệt vời, vừa tiết kiệm tiền, vừa kiểm soát lượng thực phẩm mà con sẽ hấp thụ.

Tự làm thức ăn cho con là cách tuyệt vời, vừa tiết kiệm tiền, vừa kiểm soát lượng thực phẩm mà con sẽ hấp thụ.

1. Rửa sạch

Trẻ em có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm và khả năng miễn dịch chưa tốt, vì thế bạn nên cẩn thận với vấn đề vệ sinh thực phẩm. Bước đầu tiên khi chế biến đồ ăn cho con chính là rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, bạn cần phải rửa các loại trái cây và rau củ bạn sắp dùng với nước sạch, bằng cách đó bạn sẽ loại bỏ được các hóa chất độc hại cũng như bất kỳ vi trùng và vi khuẩn nào.

2. Chuẩn bị thức ăn

Bước tiếp theo, bạn sẽ lột vỏ trái cây và rau củ như cà rốt, kiwi, xoài và cam bằng cách sử dụng một con dao sắc để cắt chúng thành những miếng nhỏ. Điều đó sẽ giúp cho việc nấu ăn của bạn dễ dàng hơn khi thực phẩm được nấu nhừ và nhuyễn nhanh hơn nhiều.

3. Nấu nướng

Bạn không phải nấu tất cả mọi thứ để chế biến thức ăn cho con. Tuy nhiên, trái cây và rau quả cần được nấu chín để giúp con dễ ăn và tiêu hóa hơn. Bạn có thể bỏ qua việc nấu những thứ như chuối, kiwi, xoài. Trong khi đó, các loại thực phẩm khác như táo, cà rốt, bí, bông cải xanh và khoai tây lại nên được đun sôi trước khi nghiền nhừ.

Những bước tự chế biến đồ ăn dặm cho con

  Ảnh minh họa

4. Xay nhuyễn

Bước tiếp theo là cho thức ăn vào máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm để xay thức ăn cho nhuyễn ra. Sử dụng một chút nước để pha loãng nếu cần thiết. Hãy chắc chắn không còn cục vón nào nếu không sẽ gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ, đặc biệt là những trẻ mới tập ăn dặm. Thực ra, bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm ăn liền về làm thức ăn nhưng một tác phẩm do chính tay bạn chế biến sẽ vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo vệ sinh cho con.

5. Kết hợp

Khi bé bắt đầu ăn các thức ăn rắn, bạn nên con ăn cố định một món nào đó để nhận ra được các dấu hiệu dị ứng thực phẩm nếu con mắc phải. Một khi con ăn được nhiều loại thực phẩm hơn, bạn nên kết hợp nhiều loại thức ăn với nhau. Nhờ vậy, con bạn có cơ hội tiếp xúc với mùi vị mới và tận hưởng được nhiều loại vitamin và khoáng chất. Hãy thử kết hợp một số loại trái cây như dâu tây và chuối, hoặc bí và cà rốt. Bạn cũng có thể kết hợp các loại trái cây với rau quả cùng lúc như cà rốt, táo hoặc lê trộn với bí xem sao.

6. Cất giữ đúng cách

Một khi bạn hoàn thành việc chế biến lượng lớn thức ăn, hãy chắc chắn bảo quản chúng đúng cách nhé. Thức ăn tự chế biến không có thời hạn sử dụng ổn định như các đồ chế biến sẵn. Vì thế, chúng cần phải được làm lạnh và nên vứt bỏ sau một thời gian quá dài lưu trữ. Việc làm lạnh thức ăn cũng giúp thời gian sử dụng kéo dài hơn rất nhiều, vì vậy nhiều bậc cha mẹ thường đổ vào khay đựng và mở ra dùng khi đến giờ ăn. Những thực phẩm kiều này có thể được hâm nóng bằng lò vi sóng trước khi đem cho con ăn.

7. Vứt bỏ

Miệng của một em bé cũng chứa vi khuẩn giống như bất kỳ ai. Khi bạn cho con ăn thực phẩm tự chế của mình, chắc chắn bạn chỉ cho con những gì bé thực sự ăn được. Hãy nhớ bạn cho muỗng vào thức ăn trước khi cho vào miệng bé, bằng cách đó vi khuẩn có thể di chuyển từ thực phẩm vào người bé. Do vậy, việc giữ lại thức ăn thừa có thể rất nguy hiểm, thay vào đó bạn hãy vứt bỏ bất cứ thức ăn thừa nào còn lại sau khi bữa ăn kết thúc nhé.

>> Xem thêm:

Lý giải khác cho việc bé không thích ăn dặm
Lớp học nấu ăn dặm ở Nhật
Thắc mắc: Cho con ăn cá trong lần đầu ăn dặm
Mách mẹ cách cho bé yêu ăn dặm
Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!