Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gan, bệnh tim mạch có xu hướng tăng cao trong dịp lễ này.
Sau đây là danh sách các căn bệnh thường gặp trong ngày Tết và một số lưu ý để hạn chế sự ‘viếng thăm’ của những vị khách không mời này.
Bệnh tiêu chảy
Ngày Tết, khi đến thăm họ hàng, bạn bè, chúng ta thường khó từ chối khi được mời bánh, kẹo, mứt, hay dùng cơm với chủ nhà. Việc ăn uống linh tinh, ăn đồ lạ hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau là khó tránh khỏi. Tiêu chảy, vì lẽ đó, trở thành một trong những căn bệnh điển hình trong dịp Tết.
Trường hợp nhẹ, chỉ tiêu chảy một vài lần trong ngày, không nên uống thuốc vội. Thông thường, khi thức ăn tiêu hóa hết, bệnh sẽ tự khỏi. Có thể bổ sung orezol để bù nước và muối. Tuy nhiên, nếu đi ngoài quá nhiều và kéo dài 2-3 ngày, cần phải đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh tiêu chảy, nên chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn bánh kẹo chảy nước, mốc ẩm, ăn đồ lạ, đồ nấu đi nấu lại nhiều lần, thức ăn có biểu hiện ôi thiu. Đặc biệt, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tiêu chảy, vì lẽ đó, trở thành một trong những căn bệnh điển hình trong dịp Tết
Bệnh táo bón
Táo bón cũng là bệnh dễ gặp trong dịp lễ Tết bởi những ngày này, mọi người có xu hướng ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều chất đạm, ăn ít rau xanh và ít vận động. Bên cạnh đó, uống nhiều đồ uống có cồn, cà phê và các loại nước có ga cũng làm cơ thể mất nước nhiều hơn.
Để tránh gặp phải căn bệnh gây khó chịu này, nên bổ sung đầy đủ chất xơ (khoảng 25-30g chất xơ/ngày, tương đương với 300g rau xanh). Đặc biệt, nên hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, đồ uống có cồn. Thay vào đó, bổ sung 1,5-2 lít nước mỗi ngày (nước lọc hoặc nước trái cây, nước canh). Một cốc nước ấm vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích nhu động ruột khiến đi đại tiện dễ dàng hơn.
Bệnh dạ dày
Người có tiền sử bị bệnh dạ dày cần đặc biệt lưu ý bởi bệnh có nguy cơ tái phát cao trong dịp Tết do một số nguyên nhân: ăn uống không điều độ, ăn nhiều món chua, cay, uống nhiều rượu, bia, thức khuya…
Vì vậy, nên cố gắng ăn uống đúng giờ, tránh tình trạng lúc quá đói, lúc lại quá no, sẽ dễ dẫn đến việc bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Ngoài ra, đừng để bị ‘cám dỗ’ bởi những món ăn hấp dẫn trong dịp Tết nhưng lại rất nguy hiểm cho dạ dày như: dưa, cà, hành muối và các món xào, chiên rán.
Bên cạnh đó, không nên ăn lẫn đồ ăn nóng và đồ ăn lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, cà phê cũng giúp giảm đáng kể áp lực lên dạ đày.
Người có tiền sử bị bệnh dạ dày cần đặc biệt lưu ý bởi bệnh có nguy cơ tái phát cao trong dịp Tết
Bệnh về gan
Lạm dụng rượu bia, đặc biệt là các loại rượu kém chất lượng dù chỉ vài ngày trong dịp Tết cũng khiến gan bị quá tải, dễ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ, viêm gan hay xơ gan. Nếu từng gặp tổn thương gan trước đó, viêm gan cho rượu có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, đối với người bị bệnh gan mạn tính, trong ngày Tết vẫn phải kiêng rượu, đặc biệt là các loại rượu nặng. Tuy nhiên, thi thoảng có thể uống 1-2 chén nhỏ rượu vang hoặc ½-1 lon bia một ngày, nhưng chú ý không uống liên tục. Cũng cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, bánh kẹo ngọt. Ngoài ra, người bị bệnh gan cũng phải chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi rối loạn tiêu hóa có thể khiến bệnh gan trở nên nặng hơn.
Cao huyết áp
Những món ăn phổ biến trong dịp Tết như dưa muối (cay, mặn), thịt đông (nhiều mỡ), nem rán (nhiều đạm)… lại là kẻ thù của bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, cao huyết áp là nguyên nhân tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, những người cao huyết áp cần chú ý hạn chế các món ăn kể trên. Ngoài ra cũng không nên uống nhiều nước canh xương, canh măng, nước lẩu… vốn được nêm nhiều muối. Nên bổ sung thêm chuối, đậu nành, rau dền... trong khẩu phần ăn, bởi các thực phẩm chứa nhiều kali giúp làm giảm huyết áp.
Hà Vân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!