Những câu chuyện nên kể cho bé về Tết cổ truyền

Nuôi dạy con - 04/18/2024

Những câu chuyện cổ tích vừa dễ tiếp thu, vừa giúp trẻ hiểu thêm giá trị ngày Tết truyền thống của người Việt Nam.

1. Sự tích cây nêu

Chắc chắn nhiều em bé ở thành phố sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây nêu cao vút xuất hiện trong những ngày Tết cổ truyền.

Đã từ lâu lắm rồi, khi đất nước còn nằm trong tay Qủy cai quản, Người chỉ làm công thuê mà thôi. Qủy quản Người rất nghiêm ngặt và độc ác. Chúng áp dụng biện cho chúng phải 'ăn ngọn cho gốc' đến mỗi mùa vụ, người làm ra được bao nhiêu đến phải đến cúng nộp cho Quỷ. Khắp nơi toàn Người chết đói vì không còn lương thực.

Thấy cảnh khổ đau của Người, Phật đã giúp Người bằng cách chỉ bảo đến mùa sau, Người gieo khoai lang vun trồng, chớ có trồng lúa nữa. Mùa thu hoạch năm ấy, bao nhiêu củ khoai lang to tròn, tươi ngon đổ hết về nhà Người. Điều này khiến chúng vô cùng tức giận.

Sang đến mùa sau Qủy ra yêu cầu mới là 'ăn gốc cho ngọn'. Phật bảo Người lần này chuyển sang trồng lúa. Người được ăn cơm no, áo ấm vô cùng sung sướg, còn Qủy thì tức điên lên quyết định lần tới sẽ 'ăn cả gốc lẫn ngọn'.

Những câu chuyện nên kể cho bé về Tết cổ truyền

Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn

Phật trao cho Người hạt giống ngô để trồng khắp nơi. Nhà nào của Người cũng đầy những đống ngô chất cao. Chính vì điều này nên Quỷ quyết tịch thu tất cả ruộng đất không cho Người làm thuê nữa.

Phật lại bảo Người nói chuyện với Qủy để mua lại một miếng đất chỉ bằng bóng một chiếc áo cà sa. Người sẽ treo chiếc áo cà sa lên ngọn cây tre, bóng áo che đến đâu thì đất của Người ở đó. Qủy nghĩ chẳng đáng là bao nên nhận lời.

Hai bên làm giao ước rằng: Trong bóng tre là đất của Người, ngoài bóng tre là đất của Quỷ. Nhưng Qủy không biết rằng, Phật đã hóa phép khiến cho cây tre cao mãi, cao mãi lên đến tận trời, bóng của áo cà sa đang che kín mặt đất, bóng áo đi đến đâu thì chúng phải biến khỏi nơi ấy và cuối cùng không còn đất ở nên phải ra biển Đông.

Tiếc vì mất đi hết đất đai, Qủy sai quân đến đánh nhau với Người chiếm lại đất. Chúng lấy hoa quả, trứng luộc, chuối, oản để tấn công Phật. Chúng ném ra bao nhiêu thì Phật sai Người nhặt lại làm lương thực, còn Người thì ném về phía Qủy lá dứa, vôi bột, tỏi và máu chó khiến chúng kiếp sợ bỏ chạy.

Tuy nhiên, vào ngày Tết Nguyên Đán là ngày Qủy quay trở lại để thăm đất liên nên Người có phải treo cây nêu gồm có khánh đất, bó lá dứa hoặc cành đa để Qủy sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột vào những ngày Tết để đuổi Quỷ.

2. Sự tích bánh chưng - bánh dày

Những câu chuyện nên kể cho bé về Tết cổ truyền

Bánh chưng bánh dày là món ăn không thể thiếu ngày Tết

Vào đời vua Hùng thứ 6, vua cha có ý muốn truyền ngôi cho con. Ngày đầu năm mới, vua họp các hoàng tử và bảo: 'Ai tìm được thức ăn ngon đề bày cỗ sao cho ý nghĩa thì vua sẽ truyền ngôi cho'.

Các hoàng tử tìm khắp nơi của ngon vật lạ dâng vua cha. Duy chỉ có hoàng tử Lang Liêu hiền lành, đạo đức, mẹ đã mất nên không có người hỗ trợ.

Một hôm, hoàng tử ngủ mơ thấy có vị tiên mách rằng: 'Trong Trời Đất chẳng gì quý bằng gạo, vì gạo là nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông có ý nghĩa Trời và Đất. Hãy lấy lá xanh bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành ra con cái'.

Sau khi tỉnh giấc, hoàng tử vui mừng thực hiện theo, bánh vuông chàng gọi là bánh Chưng, bánh tròn gọi là bánh Dày.

Ngày hẹn đến, khắp nơi đều là sơn hào hải vị bày trên mâm. Nhìn cặp bánh đơn sơ của Lang Liêu, vua cha ngạc nhiên nếm thử, thấy bánh ngon và hỏi chuyện đã xúc động vì ý nghĩa của cặp bánh nên quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, hoàng tử thứ 18.

Từ đó, vào ngày Tết, nhà nào cũng làm bánh chưng, bánh dày để cúng tổ tiên, trời đất.

3. Sự tích hoa đào ngày Tết

Những câu chuyện nên kể cho bé về Tết cổ truyền

Hoa đào báo hiệu mùa xuân về

Ngày xưa, ở ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ là nơi ở của 2 vị thần vô cùng linh thiêng, nổi tiếng. Hai vị thần giúp dân chúng làm ăn và đánh đuổi ma quỷ nên khắp nơi quỷ đều vô cùng sợ hãi hai Ngài và sợ luôn cả cây đào.

Ngày cuối năm, hai vị thần phải đi vắng để lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng, vì lo sợ lũ ma quỷ sẽ quấy nhiễu con người nên các Ngài nghĩ ra cách sai con người bẻ cành đào cắm trong nhà hoặc lấy giấy hồng vẽ hình hai Ngài để xua đuổi ma quỷ.

Về sau, người ta cũng quên đi ý nghĩa đuổi tà mà nhưng theo giữ phong tục cũ, vào dịp Tết đến xuân về, nhà nào cũng có cây đào trong nhà thể hiện sự ấm cúng, niềm vui đón mừng năm mới.

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Lê

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!