Những 'chiến binh' sát cánh cùng người bệnh ung thư

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Với sự động viên khích lệ của người thân, tinh thần thoải mái giúp người bệnh bớt sợ hãi và vô vọng.

Theo bác sĩ Teo Cheng Peng ở Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, chăm sóc bệnh nhân ung thư là một công việc đầy thử thách, thường không có bất kỳ khóa huấn luyện hay đào tạo nào.

Khi gia đình có người mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy mình cần hợp tác chặt chẽ hơn với y bác sĩ để chăm sóc tốt cho bệnh nhân. Khi đó bạn nghiễm nhiên trở thành người chăm sóc.

Việc bạn cần làm là cho người bệnh uống thuốc, kiểm soát các tác dụng phụ, báo cáo bất cứ vấn đề nào và cập nhật tình trạng sức khỏe bệnh nhân cho gia đình và bạn bè. Đôi khi bạn đóng vai trò như nhà trị liệu tâm lý cho người bệnh hoặc giúp đưa ra quyết định việc điều trị của bệnh nhân như thế nào là hiệu quả nhất.

Những 'chiến binh' sát cánh cùng người bệnh ung thư

Bên cạnh việc điều trị, bác sĩ Teo Cheng Peng thường dành nhiều thời gian chia sẻ và trò chuyện với bệnh nhân ung thư. Ảnh: PCC.

Một người chăm sóc đáng tin cậy rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình trạng thể chất và tình cảm của bệnh nhân ung thư. Bạn là nguồn sống của họ.

Sự động viên khích lệ của bạn tạo nên sự khác biệt ảnh hưởng đến thái độ của người bệnh việc trong việc tiếp tục theo đuổi điều trị, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ hơn. Bệnh nhân luôn là mối ưu tiên hàng đầu, song bạn cũng phải biết tự chăm sóc sức khỏe của bản thân để đủ sức "chiến đấu trường kỳ".

Trên thực tế không phải ai cũng có thể hoàn thành tốt vai trò của người chăm sóc. Họ không thể thích nghi được khi cuộc sống bị đảo lộn, chẳng hạn như phải ngừng làm việc, cảm thấy khó khăn để điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp với người bệnh.

Cảm giác sợ hãi, vô vọng, bối rối, nghi ngờ, giận dữ, tội lỗi và bơ vơ có thể làm hoang mang tâm trí người chăm sóc, dẫn đến tình trạng kiệt sức hoặc trầm cảm.

"Trong suốt khoảng thời gian tăm tối này, tôi khuyến khích những người chăm sóc nên tiếp cận, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để quan tâm đến bệnh nhân tốt hơn", bác sĩ Teo khuyên.

Ông cũng lưu ý người chăm sóc cần đảm bảo có nhiều thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp thời gian tập thể dục và lên kế hoạch cho những hoạt động xã hội. Luôn chia sẻ những khó khăn của bạn với nhóm bệnh nhân ung thư và có được sự giúp đỡ chuyên nghiệp cũng như tư vấn của các chuyên gia khi cần.

"Bằng cách chia sẻ với người khác, bạn không cần tự đặt gánh nặng lên chính bản thân mình. Bằng cách quan tâm đến những nhu cầu của bản thân thì việc quan tâm và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư sẽ mang đến cho bạn nhiều ý nghĩa và cảm giác hạnh phúc", bác sĩ Teo nhắn nhủ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!