Các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh lây lan từ chim chóc sang người ở vùng Trung Tây nước Mỹ trước khi bùng phát dịch. Khi đó, toàn thế giới chưa chuẩn bị gì để đối phó với loại vi-rút mới này. Triệu chứng do vi-rút cúm gây ra được Hippocrates mô tả khoảng 2400 năm trước. Từ đó, vi-rút cúm gây nhiều trận đại dịch.
Trận dịch cúm đầu tiên ghi chép trong lịch sử là năm 1580, bắt đầu từ châu Á lan sang châu Phi và đến châu Âu. Tại Roma, hơn 8.000 người chết do cúm. Trong thế kỷ 17 - 18, nhiều trận dịch rải rác khắp nơi, đặc biệt là khoảng năm 1830-1833, dịch cúm lan tràn, làm bệnh nặng đến 1/4 số người bị lây.
Năm 1918, khi Thế chiến lần thứ nhất dường như đã kết thúc, nhưng con người lại phải đối mặt với một cuộc chiến mới, đó là một căn bệnh mới đã xuất hiện. Người ta gọi đó là cúm Tây Ban Nha hay đại dịch cúm hay cúm năm 1918.
Đại dịch cúm năm khủng khiếp nhất năm 1918 đã giết chết khoảng 50 triệu người (Ảnh minh họa: Internet)
Trong 2 năm 1918 - 1919, cúm làm chết khoảng 40-50 triệu người. Theo ước tính, con số này có thể lên đến khoảng 50-100 triệu. Trận cúm tàn bạo này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với trận dịch hạch làm chết gần 2/3 dân châu Âu giữa thế kỷ 14.
Sở dĩ có nhiều tử vong là vì dịch cúm lần này rất mạnh. Khoảng 50% những người có tiếp xúc với người bị cúm bị lây bệnh và có triệu chứng rất trầm trọng. Vì triệu chứng trầm trọng khác cúm thường nên người ta đoán bệnh sai.
Trận cúm Tây Ban Nha quả thực là một bệnh dịch toàn cầu, lan tràn lên tận Bắc Cực và cả những vùng đảo xa xôi ở Thái Bình Dương. Khoảng 2 - 20% người mắc bệnh bị chết. Người ta ước lượng đợt cúm 1918-1919 giết chết khoảng 2,5 - 5% dân số toàn thế giới.
Những trận dịch cúm sau đó không đến nỗi quá tàn khốc gồm dịch cúm châu Á năm 1957 (loại A/H2N2 khiến khoảng 1 triệu người chết) và dịch cúm Hong Kong năm 1968-1969 (loại A/H3N2, khoảng gần 1 triệu người chết).
Sau trận dịch cúm tại Hong Kong, những trận dịch khác như tại New Jersey (1976), Nga (1977), Hong Kong (1997) đều gây tử vong ít hơn do hiểu biết về bệnh cúm nhiều hơn, có ý thức phòng bệnh và có khả năng miễn nhiễm tốt hơn.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cúm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!