Đau răng lợi
Theo nghiên cứu của Trung tâm nha khoa New York Mỹ (DDS), đau răng lợi là một trong những hiện tượng lạ xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là hiện tượng sưng lợi. Nguyên nhân là do hai loại hoóc-môn là progesterone và estrogen trong máu tăng. Do sưng lợi nên nướu răng có thể tấy đỏ, ứ máu gây sâu răng, gây chảy máu khi đánh răng.
Nếu không phải do đánh răng mà chảy máu thì nên đi khám bác sĩ. Rất có thể mắc bệnh viêm lợi, viêm nướu răng và bệnh viêm màng xương răng (periodontis). Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh xương răng, dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ sinh non và nhẹ cân, bệnh rụng răng, đột quỵ và nhiều dấu hiệu không thể bỏ qua khác.
Vì lý do trên, giới chuyên môn khuyến cáo giai đoạn mang thai nên bảo vệ răng lợi tốt, nên đi khám bác sĩ nha khoa 2 lần. Nếu viêm màng xương răng, bác sĩ có thể dùng thuốc diệt khuẩn rửa miệng và cho những khuyến cáo phòng ngừa, khắc phục cần thiết.
Phình tĩnh mạch
Khi bào thai phát triển, nhu cầu cung cấp máu rất lớn, trung bình từ tuần thứ 20 trở ra lượng máu tuần hoàn cung cấp đến cho bào thai tăng khoảng 50%. Để đáp ứng nhu cầu này buộc hệ thống tĩnh mạch phải nong rộng và phát triển, nên càng vào cuối giai đoạn mang thai mạch máu ở đùi, tay, bàn chân lại càng lộ rõ và kèm theo hiện tượng đau, khó chịu. Cho đến nay chưa có phương pháp nào khắc phục được tình trạng trên, tuy nhiên để giảm sưng thì nên thường xuyên vận động, nâng cao chân lên. Ở thể nặng người ta có thể dùng các loại băng thể thao cũng có thể làm giảm bệnh.
Những dạng đau thường gặp trong 9 tháng thai kỳ
Cũng có trường hợp các tĩnh mạch phát triển, xuất hiện tình trạng lồi trĩ, nguyên do áp lực của tĩnh mạch tác động, do trọng lượng cơ thể, đặc biệt là bào thai lớn dần, phát sinh cả bệnh táo bón, khó chịu. Để khắc phục, có thể dùng kem chống viêm, tắm nước nóng và các biện pháp theo khuyến cáo của chuyên môn.
Da sạm và phù chân
Một trong những sự cố không mong muốn trong giai đoạn thai kỳ là da thô xạm, trứng cá, nhạy ánh sáng mặt trời, đầu vú đen…, tóm lại là những sự cố làm cho da trở nên xấu xí. Nguyên nhân là do hoóc-môn biến động. Không nên lo lắng, sau khi sinh những hiện tượng trên sẽ mất. Tuy nhiên để giảm bệnh, trước khi ra ánh nắng mặt trời nên mang nón mũ, mạng che để tránh tia cực tím gây hại da, sử dụng kem chống nắng, ăn uống đủ chất, khi dùng các loại kem chống nắng, mỹ phẩm nên sử dụng loại có chất lượng tốt tư vấn bác sĩ cẩn thận để tránh phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe em bé sau này.
Ngoài ra, khi mang thai bàn chân và mắt cá có thể bị phù. Hiện tượng này là do hoóc-môn relaxin gây ra và cũng là căn bệnh tạm đến không đáng ngại, tự nó sẽ mất sau sinh.
Đau bụng và những cơn co thắt
Sau khi mang thai được khoảng 12 tuần, sản phụ thường xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội ở một bên dạ dày, rất có thể là chửa ngoài dạ con (hiện tượng trứng cấy vào ống dẫn trứng thay vì nằm trong tử cung). Nếu ở cuối giai đoạn mang thai thì nên đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa.
Cuối giai đoạn thai kỳ nếu ra quá nhiều nước thì có thể nước ối vỡ và phải đưa đi viện ngay. Hiện tượng ra nhiều nước vào bất kỳ lúc nào trước tuần thứ 37 cần đưa sản phụ vào viện, vì đây là dấu hiệu ối vỡ, sinh non. Ngoài ra, xuất hiện những cơn co thắt cũng là dấu hiệu sinh non, nhất là ở giai đoạn từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 36.
Chảy máu âm đạo
Trong giai đoạn thai kỳ nếu âm đạo chảy máu thì không nên xem thường. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 nếu chảy máu thì rất có thể là rau thai có vấn đề (rau tiền đạo). Bác sĩ có thể siêu âm chẩn đoán. Hiện tượng này không đáng lo, chảy máu không có nghĩa là đã bị sảy thai.
Đau đầu
Trong 3 tháng mang thai đầu tiên nếu đau đầu dữ dội hoặc thường xuyên bị đau nửa đầu thì không có đáng lo. Đau đầu có thể kèm theo hiện tượng xưng tấy một số bộ phận cơ thể, nhất là ở bàn chân và mắt cá, đây là hiện tượng do hoóc-môn thay đổi làm cho cơ thể giữ nước. Trường hợp tự nhiên đau đầu dữ dội, nhất là giai đoạn từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 kèm thay hiện tượng mặt và tay xưng to, mắt mờ không tự khỏi thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật (bệnh cao huyết áp do mang thai). Nên đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đầy hơi, trướng bụng
Do hoóc-môn progesterone tăng đột biến khi mang thai nên phát sinh ra nhiều bệnh liên quan đến dạ dày, ruột và hệ luỵ gây trướng bụng, táo bón. Ngoài ra do sử dụng một số loại dưỡng chất không đúng cũng có thể làm cho việc chuyển hóa thức ăn gặp khó khăn, đặc biệt là sử dụng các loại vitamin trước khi sinh.
Giải pháp: nên sử dụng nhóm vitamin không chứa sắt, bởi sắt là thủ phạm gây táo bón thai kỳ. Nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, thực phẩm nguyên chất ít qua chế biến. Ngoài ra cũng có thể tư vấn bác sĩ sử dụng các loại thuốc bổ giàu chất xơ để giúp cho cơ thể xử lý thức ăn tốt, tránh dùng thuốc nhuận tràng, làm tăng các quá trình xử lý bất thường của hệ tiêu hóa và gây mất nước, ảnh hưởng quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
DS. Trang Nhung
(Theo Parents.com- 3/2017)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!