Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ mẹ phải biết

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Bạn có biết, theo thống kê của bệnh viện Nhi TW thì ở Việt Nam, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 gấp 50 lần so với năm 2000. Các bác sĩ khuyên bố mẹ nên phát hiện tình trạng tự kỷ ở bé sớm hơn vì nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế, ở bài viết này Lily & WeCare sẽ cung cấp đến bạn những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ.

Bạn có biết, theo thống kê của bệnh viện Nhi TW thì ở Việt Nam, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 gấp 50 lần so với năm 2000. Các bác sĩ khuyên bố mẹ nên phát hiện tình trạng tự kỷ ở bé sớm hơn vì nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế, ở bài viết này Lily & WeCaresẽ cung cấp đến bạn những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ.

1. Tự kỷ là gì?

Theo các chuyên gia, tự kỷ còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) - là một khuyết tật được hình thành do những sự khác biệt trong não bộ. Trên thực tế, tự kỷ còn gồm nhiều dạng khác nhau và hầu hết những dạng này được chuẩn đoán riêng biệt với nhau:

- Tự kỷ.

- Rối loạn phát triển lan toả

- Không điển hình (PDD – NOS)

- Hội chứng Asperger.

- Những dạng tự kỷ khác nhau được xếp vào nhóm rối loạn phổ tự kỷ.

Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ mẹ phải biết

2. Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ

Có 3 yếu tố dẫn tới việc trẻ có xu hướng mắc tự kỷ bao gồm môi trường, sinh học và di truyền.

Trên thực tế, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, gen là một trong những yếu tố dẫn tới việc mắc tự kỷ ở một đứa trẻ.

Những trẻ có anh chị em ruột mắc tự kỷ luôn có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn những trẻ khác. Trẻ sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ mắc tự kỷ đến 77%, 31 % ở trẻ khác trứng và anh chị em là 20%.

Những người có một vài điều kiện nhất định về gen hoặc nhiễm sắc thể, như là hội chứng nhiễm sắc thể X mong manh (fragile X syndrome) hoặc xơ cứng củ (tuberous sclerosis) thì có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn những người khác.

Thậm chí các bác sĩ cũng cho rằng, một số thành phần thuốc mẹ dùng trong quá trình mang thai như Valproic acid và thalidomide được chỉ ra là có mối liên quan đến tự kỷ.

Bên cạnh đó, cha mẹ càng nhiều tuổi thì nguy cơ sinh con tự kỷ là rất cao.

Các nguyên nhân cũng là những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷnên bố mẹ cần đặc biệt quan sát xem con của mình có nguy cơ mắc bệnh không.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ

Quan sát kỹ năng xã hội ở trẻ

- Trẻ xấu hổ ngượng ngùng khi giao tiếp với những người bình thường.

- Trẻ không phản hồi lại với tên gọi khi được khoảng 12 tháng tuổi.

- Trẻ luôn tránh giao tiếp bằng mắt.

- Thường xuyên chơi một mình.

- Không chia sẻ với những đứa trẻ khác.

- Trẻ chỉ tương tác để đạt cái mình muốn.

- Nét mặt của bé bao giờ cũng vô cảm hoặc không có biểu hiện nét mặt phù hợp.

- Trẻ không hiểu ranh giới cá nhân giữa người với người. Thậm chí có thể biểu hiện sự thân mật với những người xa lạ khi lần đầu gặp cũng là dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ.

- Trẻ không thích có sự va chạm thể chất.

- Lúc buồn bực có người dỗ dành chỉ thấy khó chịu hơn trước.

- Trẻ gặp rối loạn phổ tự kỷ rất khó khăn để học cách tương tác với người khác.

Nếu thấy bé của mình có những triệu chứng như trên thì rất có thể đó làdấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ và bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp chữa cho bé kịp thời.

Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ mẹ phải biết

Phát hiện qua cách trẻ giao tiếp

- Nghiên cứu y tế cho thấy khoảng 25 -30% trẻ tự kỷ có thể nói một vài từ ở 12 đến 18 tháng tuổi và sau đó thì những từ này bị mất dần đi.

- Một số trẻ khác có thể nói nhưng sẽ muộn hơn và thường rơi vào khoảng cuối tuổi mầm non.

- Kỹ năng lời nói và ngôn ngữ của bé chậm phát triển.

- Trẻ có thói quen nhắc đi nhắc lại từ hoặc cụm từ.

- Trong câu nói của trẻ có sự đảo lộn đại từ nhân xưng.

- Trẻ trả lời không liên quan đến câu hỏi.

- Trẻ không bao giờ chỉ tay hoặc chỉ nhìn theo hướng tay chỉ của người khác.

- Chỉ sử dụng một vài hoặc không sử dụng bất cứ cử chỉ nào khi giao tiếp.

- Giọng nói của trẻ cứ đều đều.

- Trẻ không giả vờ khi chơi.

- Thậm chí trẻ không hiểu các câu chuyện đùa, chế nhạo hoặc trêu tức.

- Trẻ có hành vi và sở thích bất thường.

- Các đồ chơi hoặc các đồ vật được trẻ xếp thẳng hàng.

- Luôn chơi cùng một kiểu.

- Làm các động tác mang tính rập khuôn.

- Tính cách trở nên khó chịu khi nhìn thấy những thay đổi nhỏ.

- Trẻ có thể trở nên mất kiểm soát hoặc tức giận đặc biệt khi đến địa điểm lạ.

- Tự trẻ vỗ tay, rung người, hoặc tự quay tròn. Bố mẹ có thể quan sát nhữngdấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷnày khi trẻ chơi hoặc qua cách bé giao tiếp hằng ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết bé nhà mình có bị tự kỷ không qua những triệu chứng như:

- Trẻ bị tăng động (rất tăng động).

- Có thói quen hành động trước khi suy nghĩ.

- Trẻ có trí nhớ ngắn hạn.

- Trẻ có những hành động hung hãn.

- Thậm chí trẻ còn có thể tự làm đau bản thân.

- Nóng giận nhiều.

- Có thói quen ăn và ngủ bất thường.

- Trẻ có những phản ứng cảm xúc và tâm trạng bất thường.

- Không sợ sự nguy hiểm.

- Trẻ cũng hay có những phản ứng bất thường với âm thanh, mùi vị, chất liệu, và vẻ bề ngoài của sự vật.

Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ mẹ phải biết

4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị tự kỷ?

- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷthì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời và lâu dài.

- Khi đã gọi là bệnh tự kỷ thì không có thuốc chữa nhưng nếu đó là một tình trạng rối loạn về giao tiếp thì bố mẹ cần phải xác định mức độ để có thể đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời.

- Với những trẻ từ 1 – 3 tuổi, mức độ tự kỷ nhẹ và trung bình thì trẻ sẽ có rất nhiều tiến bộ và thậm chí trẻ có thể cải thiện được khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

- Bố mẹ nên phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trước khi trẻ vào tuổi đi học, điều này sẽ có tác động lớn tới các kỹ năng và sự hoà nhập xã hội của trẻ. Đồng thời, giảm chi phí cho việc can thiệp khi trẻ lớn lên.

- Nghiên cứu y tế cũng cho thấy việc can thiệp sớm có tác dụng cải thiện chức năng của não bộ của trẻ.

Như thế, Lily & WeCare vừa giới thiệu đến bố mẹ những dấu hiệu phát hiện trẻ bị tự kỷ, hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đối với bố mẹ để có thể phát hiện kịp thời tình trạng sức khỏe của bé và có cách điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!