Những điều bạn cần biết về chứng chuột rút khó chịu

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Chứng chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ. Chúng thường xảy ra ở chân rất đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chứng chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ. Chúng thường xảy ra ở chân rất đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Vậy bạn đã biết gì về hiện tượng chuột rút hay chưa?

Để tìm hiểu những vấn đề xoay quanh hiện tượng chuột rút, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chữa trị nhé.

Nguyên nhân gây chuột rút ở bắp chân là gì?

Nguyên nhân của chứng chuột rút ở bắp chân có thể bao gồm:

  • Mang thai;
  • Tập thể dục;
  • Một số loại thuốc như statin (thuốc giúp giảm mức cholesterol);
  • Bệnh gan.

Trong thời gian chuột rút, cơ bắp của bạn đột nhiên co lại (rút ngắn), gây đau ở chân. Đây được gọi là co thắt cơ và bạn không thể kiểm soát được các cơ của mình khi tình trạng này xảy ra.

Co thắt có thể kéo dài từ vài giây đến 10 phút. Khi cơn co thắt qua đi, cơ thể của bạn sẽ trở lại bình thường.

Các biện pháp đối phó với chuột rút ở bắp đùi

Tập căng cơ

Đây là bài tập thư giãn các cơ bị chuột rút. Bạn nên ngừng bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra chuột rút và căng cơ nhé. Bạn cũng có thể xoa bóp cơ trong hoặc sau khi bạn căng cơ. Một cách khác nữa là bạn có thể dùng đai quấn nóng cho vùng bị chuột rút sau khi căng cơ.

Để căng các cơ ở bắp chân, bạn đứng bằng một nửa bàn chân trước trên bậc thang, với gót chân nâng lên khỏi cạnh bậc thang. Sau đó, bạn từ từ hạ thấp gót chân xuống. Giữ một vài giây trước khi bạn nâng gót chân trở lại vị trí ban đầu. Bạn nên lặp lại nhiều lần để các cơ nhanh chóng trở lại bình thường nhé.

Dùng thuốc

Bạn nên dùng đến thuốc khi gặp phải những trường hợp nặng mà việc luyện tập không cải thiện tình trạng chuột rút.

Nếu bạn bị chứng chuột rút thứ cấp, việc điều trị nguyên nhân tiềm ẩn có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Những trường hợp như bị chuột rút ở chân trong thời kỳ mang thai sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.

Điều trị chứng chuột rút do bệnh gan nặng gây nên có thể khó khăn hơn. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giãn cơ khi điều trị.

Bạn nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng chuột rút ở bắp chân?

Việc căng cơ một cách thường xuyên ở phần dưới của chân có thể giúp ngăn ngừa chuột rút hoặc giảm tần suất bị chuột rút.

Bạn nên luyện tập căng bắp chân mỗi tối trước khi đi ngủ, điều đó rất hữu ích đấy. Bên cạnh đó, những lời khuyên sau đây cũng có thể đem lại hiệu quả:

  • Nếu bạn nằm ngửa, bạn nên đặt các ngón chân hướng lên trên. Đó là tư thế mà bạn cần đặt một chiếc gối mỗi bên chân giường, với lòng bàn chân chống lên gối.
  • Nếu bạn nằm úp người, bạn hãy thả lỏng chân. Điều này sẽ giữ cho đôi chân ở tư thế thư giãn và giúp các cơ ở bắp đùi không bị co hay thắt chặt.
  • Đắp chăn nhẹ nhàng và thoải mái cũng giúp bạn không bị chuột rút.

Chuột rút thường tác động đến những nhóm người nào?

Hai nhóm người đặc biệt bị ảnh hưởng bởi chuột rút là:

  • Người lớn trên 60 tuổi. Có khoảng 1/3 số người trên 60 tuổi phải chịu đựng những cơn chuột rút và khoảng 40% trong số này bị chuột rút ba lần hoặc nhiều hơn ba lần mỗi tuần;
  • Khoảng 1/3 phụ nữ có thai bị chuột rút, thường là trong ba tháng cuối của thai kỳ (tuần 27 đến khi sinh).

Tuy nhiên, người ở mọi lứa tuổi, nam hay nữ, kể cả trẻ em đều có khả năng bị chuột rút chân.

Chuột rút đôi khi làm bạn thấy khó chịu hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nếu chuột rút xảy ra thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Một vài điều mẹ bầu nên tránh để không bị chuột rút
  • Các triệu trứng chuột rút khi mang thai và cách xử lý
  • Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!