Những điều bạn nên biết về cấu tạo hệ sinh sản nữ giới

Sống Khỏe - 12/22/2024

Không như nam giới, nữ giới có một hệ sinh sản nằm hoàn toàn ở khung chậu (thuộc phần dưới cùng trong khoang chậu). Phần bên ngoài cơ quan sinh sản nữ được gọi là âm hộ. Nằm ở giữa hai đùi, âm hộ bao bọc ngoài cửa âm đạo và những cơ quan sinh …

Không như nam giới, nữ giới có một hệ sinh sản nằm hoàn toàn ở khung chậu (thuộc phần dưới cùng trong khoang chậu). Phần bên ngoài cơ quan sinh sản nữ được gọi là âm hộ. Nằm ở giữa hai đùi, âm hộ bao bọc ngoài cửa âm đạo và những cơ quan sinh sản khác bên trong cơ thể.

Phần mô mềm nằm phía trên cửa âm đạo được gọi là mu. Hai vùng da phủ bên trên bao bọc xung quanh chỗ mở của âm đạo gọi là môi âm đạo. Âm vật là cơ quan cảm giác, nằm về phía trước của âm hộ chỗ nếp gấp nơi gặp nhau của hai môi. Giữa hai môi là phần mở ra niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và âm đạo. Khi người phụ nữ trưởng thành, môi âm đạo và mu được che phủ bởi lông mu.

Cơ quan sinh dục nữ nằm phía bên trong bao gồm âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Âm đạo

Âm đạo là một ống cơ rỗng kéo dài từ cửa âm đạo đến tử cung, với chiều dài khoảng từ 8 tới 12 cm đối với phụ nữ trưởng thành. Thành âm đạo có cấu tạo cơ, khiến nó có thể co dãn được. Nhờ khả năng co dãn này mà âm đạo có thể mở rộng hay thu hẹp lại để điều chỉnh kích cỡ cho phù hợp với việc sử dụng tampon hoặc sinh em bé. Thành âm đạo được nối với màng nhầy niêm mạc, có tác dụng bảo vệ và giữ ẩm cho âm đạo. Âm đạo có nhiều chức năng như: giao hợp, sinh sản và cũng là đường kinh nguyệt ra khỏi tử cung.

Màng trinh là lớp mô mỏng với một hoặc nhiều lỗ trên đó, được bao bọc bên ngoài âm đạo. Mỗi người có màng trinh với đặc điểm khác nhau. Hầu hết phụ nữ biết được màng trinh của mình bị căng hoặc rách sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, khi ra một ít máu (thường khiến họ có cảm giác hơi đau). Tuy nhiên, với một số phụ nữ khác, sau khi quan hệ, màng trinh của họ lại không có nhiều thay đổi.

Âm đạo nối với tử cung hoặc dạ con tại cổ tử cung. Cổ tử cung có thành chắc và dày. Miệng cổ tử cung nhỏ (không hơn một chiếc ống hút). Khi sinh đẻ, cổ tử cung có thể mở đủ rộng để em bé có thể chui qua.

Tử cung

Tử cung có hình dạng giống như một quả lê ngược, với đáy dày và thành có cấu tạo cơ – thực ra, cổ tử cung được cấu thành bởi những sợi cơ khỏe nhất trong cơ thể phụ nữ. Những sợi cơ này có khả năng đàn hồi để chứa được thai khi lớn lên và và giúp em bé chui ra khi sinh nở. Khi phụ nữ không mang thai, tử cung chỉ dài khoảng 7.5 cm và rộng khoảng 5 cm.

Ống dẫn trứng và buồng trứng

Ở phía trên thành tử cung, ống dẫn trứng nối tử cung với hai buồng trứng hình trái xoan. Hai buồng trứng này nằm phía trên hai bên tử cung, giữ vai trò sản xuất, dự trữ và đưa trứng vào ống dẫn trứng. Quá trình này gọi là sự rụng trứng. Mỗi buồng trứng có đường kính khoảng 4 đến 5 cm ở phụ nữ trưởng thành.

Phụ nữ có hai ống dẫn trứng, mỗi ống ứng với một bên tử cung. Ống dẫn trứng dài khoảng 10 cm và rộng cỡ một sợi mì. Bên trong mỗi ống là một ống thông nhỏ hơn cả kim thêu. Ở cuối mỗi ống dẫn trứng là vùng rìa trông như cái phễu. Vùng rìa này bao bọc xung quanh buồng trứng nhưng không dính vào nó. Trứng rụng khỏi buồng trứng rồi rơi vào ống dẫn trứng. Khi trứng đã vào ống dẫn trứng, những lông nhỏ trong đó giúp đẩy trứng xuống ống thông về hướng tử cung.

Buồng trứng cũng là một phần của tuyến nội tiết bởi vì nó sản xuất ra hormone nữ gồm estrogen và progesterone.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!