Atropine là thuốc giúp kiểm soát các tình trạng như viêm đại tràng, bàng quang co thắt, viêm túi thừa, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, đau co thắt thận và mật, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng ruột kích thích.
Atropine làm giảm sự bài tiết của nhiều cơ quan, giúp kiểm soát các tình trạng như: tiết axit dạ dày và tiết dịch ở tuyến tụy quá mức; làm khô chất nhầy được sản sinh quá nhiều do nhiễm trùng, dị ứng gây ra.
Chỉ định
Atropine và các thuốc kháng Muscarin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp:
- Rối loạn tiêu hóa;
- Loét dạ dày − hành tá tràng: ức chế khả năng tiết axit dịch vị;
- Hội chứng kích thích ruột: giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch;
- Ðiều trị tiêu chảy cấp hoặc mãn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn có co thắt cơ trơn: cơn đau co thắt đường mật, đường tiết niệu (cơn đau quặn thận);
- Triệu chứng ngoại tháp: xuất hiện do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tâm thần;
- Bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu, khi còn nhẹ và chưa cần thiết phải bắt đầu điều trị bằng thuốc loại Dopamin;
- Dùng trước khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nước bọt ở đường hô hấp và ngăn ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật;
- Ðiều trị ngộ độc phốt pho hữu cơ;
- Ðiều trị nhịp tim chậm do ngộ độc Digitalis;
- Ðiều trị cơn co thắt phế quản;
- Chỉ định khác: ngăn ngừa say tàu − xe, tiểu tiện không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt.
Chống chỉ định
- Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt (gây bí tiểu), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp);
- Trẻ em không nên sử dụng thuốc trong môi trường khí hậu nóng hoặc khi đang sốt cao.
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc
- Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc);
- Người bị tiêu chảy;
- Người bị sốt;
- Người bị suy tim, mổ tim;
- Người đang bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao;
- Người suy gan, suy thận;
- Dùng Atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân;
- Dùng Atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.
Thời kỳ mang thai
- Atropin có thể đi qua nhau thai nhưng chưa xác định được nguy cơ độc đối với phôi và thai nhi;
- Bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong các tháng cuối của thai kỳ vì tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh thưởng thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Bạn cần tránh dùng thuốc kéo dài trong thời kỳ cho con bú vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng Acetylcholin.
Tác dụng phụ
Thường gặp
- Khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt và giảm tiết dịch ở phế quản;
- Mắt: giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt và sợ ánh sáng;
- Tim − mạch: chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp;
- Thần kinh trung ương: lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.
Ít gặp
- Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn;
- Tiết niệu: tiểu gắt;
- Tiêu hóa: giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón;
- Thần kinh trung ương: chóng mặt, choáng váng.
Atropine là thuốc giúp kiểm soát các tình trạng tiết axit dạ dày quá mức và tiết dịch ở tuyến tụy quá mức; giảm dịch tiết của mũi, phổi, tuyến nước bọt, và dạ dày trước khi phẫu thuật; và làm khô chất nhầy được sản sinh quá mức liên quan đến bệnh tật, nhiễm trùng và dị ứng. Thuốc có nhiều lưu ý bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Huyết áp cao khi mang thai: nguy cơ đột quỵ về sau
- Khô miệng có phải là bệnh?
- Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị bệnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!