Những điều cần biết về sảy thai

Mang thai - 11/24/2024

Bạn đột ngột sút cân. Đừng coi đó là chuyện bình thường do mình ăn uống kém. Đây chính là một dấu hiệu thông báo bạn bị sảy thai.

Bất thường nhiễm sắc thể, mất cân bằng hoóc-môn, nội tiết bất thường, rối loạn tự miễn, hội chứng phospholipid (một vấn đề miễn dịch gây ra các vấn đề đông máu), hoặc do bất thường ở tử cung của người mẹ... đều có thể khiến mẹ sảy thai.

1. Dấu hiệu cảnh báo

- Đau lưng (từ đau vừa đến đau nghiêm trọng). Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau trong kì kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai và thai ngoài tử cung. Nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút/lần) làm cho bạn đau thắt và khó thở, sau đó là chảy máu âm đạo, bạn cần phải đi khám ngay.

- Áp lực vùng chậu: Đây cũng là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ cho thấy bạn sắp sảy thai.

- Sút cân: Bạn đột ngột sút cân. Đừng coi đó là chuyện bình thường do mình ăn uống kém. Đây chính là một dấu hiệu thông báo bạn bị sảy thai.

- Dịch âm đạo màu trắng hồng: Bình thường dịch âm đạo phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng đều có màu trong hoặc trắng đục. Pha máu khiến dịch có màu trắng hồng. Và đây cũng là dấu hiệu của việc sảy thai.

Vì thế, hãy tới gặp bác sĩ và nói họ biết về tình trạng ra máu lốm đốm, ra máu rải rác, co thắt… Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, đặc biệt hai bên xương chậu, hãy đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Nhưng nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hoóc-môn đang sụt giảm và sảy thai có thể xảy ra. Lúc này, việc bạn cần làm là nên đi khám bác sĩ. Bạn vẫn còn hi vọng vì 70% phụ nữ bị chảy máu dạng này vẫn giữ được con.

Những điều cần biết về sảy thai

- Cơn co tử cung (khoảng 5-20 phút/lần).

- Cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới, thỉnh thoảng kèm đau lưng: Đây là triệu chứng không rõ ràng nên nhiều mẹ có triệu chứng này không phát hiện được giai đoạn dọa sảy thai, khi phát hiện thì đa phần là không cứu được thai nhi. Nếu đã sảy thai thì kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng và xuất huyết.

- Khi xét nghiệm: chỉ số hCG dương tính và vẫn tăng dần tương ứng với tuổi thai.

- Khi siêu âm: có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau. Nếu thai ở tuần thứ 6 thì quan sát thấy bờ túi ối, nghe thấy âm vang của phôi, sang tuần thứ 7 thì nghe thấy âm vang tim thai.

- Khám âm đạo: cổ tử cung dài, kín, thân cổ tử cung mềm, to ứng với tuổi thai.

- Ra máu đỏ hoặc nâu đỏ, có thể kèm theo cơn chuột rút. Chuột rút trong thời kỳ mang thai là bình thường. Hiện tượng này xảy ra do các dây chằng mở rộng để thích ứng với tử cung ngày càng tăng. Nhưng nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sảy thai.

- Đột nhiên mất các triệu chứng của ốm nghén.

Bóc tách bánh nhau khi siêu âm: Khi siêu âm mà có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau thì mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai sớm.

Mất triệu chứng mang thai: Dù đã thử và biết mình có thai nhưng lại chẳng thấy triệu chứng nào. Đây không phải điều hiếm gặp, bởi nhiều chị em không bị 'hành', các biểu hiện rất nhẹ, khó phát hiện ra nếu không để ý, do đó mới có chuyện một số người không hề biết mình đang mang thai trong suốt mấy tháng đầu. Đối với các mẹ nghén bình thường khác, đột nhiên mất các dấu hiệu như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn… thì phải kiểm tra tim thai ngay.

2. Dấu hiệu ẩn của sảy thai nhiều người chưa biết

- Ra máu lốm đốm, không đau. Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức! Nhưng hãy nhớ rằng nếu mẹ vừa mới có thai, hãy làm xét nghiệm thêm một lần nữa. Có thể nước tiểu không đủ nồng độ để cho kết quả dương tính. Kiểm tra một lần nữa vào sáng hôm sau để chắc chắn hơn.

- Ra máu: máu ra nhiều, đỏ, loãng lẫn máu cục (chứng tỏ nhau đã bong nhiều) hoặc có trường hợp không ra nhiều nhưng kéo dài trên 10 ngày.

- Đau bụng: đau vùng hạ vị, từng cơn, đều hơn do cơn co tử cung, có nhiều trường hợp thấy mót rặn.

- Thăm âm đạo: cổ tử cung xoá mỏng, hé mở. Phần dưới tử cung phình to do bọc thai bị đẩy xuống phía dưới cổ tử cung, tử cung có hình như con quay. Đôi khi sờ thấy bọc thai nằm ở lỗ ngoài cổ tử cung.

- Siêu âm: thấy thai trong tử cung nhưng tụt xuống thấp.

- Có chất lỏng từ âm đạo nhưng không đau hoặc chảy máu.

Những điều cần biết về sảy thai

3. Có những kiểu sảy thai nào?

Sảy thai tiến triển theo quá trình, gồm nhiều giai đoạn, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc (thai bị đẩy ra ngoài). Tuy nhiên, không phải lúc nào sảy thai cũng diễn biến theo quy trình như thế. Có các loại sảy thai như sau:

- Dọa sảy: Bắt đầu bằng dấu hiệu ra máu, thường chỉ với lượng ít, máu đỏ hoặc bầm đen, kèm theo đau lưng dưới, chuột rút, kéo dài vài ngày. Cổ tử cung vẫn đóng. Thai phụ thấy triệu chứng ra máu. Trong nhiều trường hợp, sau khi mẹ bầu có dấu hiệu và được chẩn đoán là dọa sảy thai, tuy nhiên sau đó lại có kết quả là sảy thai. Nguyên nhân của những trường hợp này có thể là do có sự bất thường ở nhiễm sắc thể.

- Sảy thai không hoàn toàn: Bụng và lưng đau, kèm dấu hiệu ra máu. Cổ tử cung mở. Ra máu và chuột rút nghiêm trọng hơn.

- Sảy thai hoàn toàn: Bào thai bị đẩy ra ngoài tử cung. Ra máu đột ngột, mạnh mẽ hơn kèm theo cơn co tử cung. Sảy thai hoàn toàn sẽ được kiểm tra qua siêu âm thai từ bác sĩ.

- Thai chết lưu: Ngay cả nhóm thai phụ đã từng sảy thai cũng khó nhận biết triệu chứng của thai chết lưu. Thai chết lưu là tình trạng thai nhi bị hỏng nhưng vẫn lưu lại trong tử cung. Nhiều thai phụ không biết chính xác thời điểm thai nhi đã hỏng. Dấu hiệu thường thấy là mất triệu chứng ốm nghén, nhịp tim thai không còn đập nữa qua siêu âm.

4. Có thể bị sảy thai những lần mang thai tiếp theo?

Khi một người phụ nữ bị sảy thai tái phát (được định nghĩa là từ 3 lần sảy thai liên tiếp trở lên), điều quan trọng là bạn cần đi kiểm tra hooc-môn sinh dục để tìm kiếm nguyên nhân.

Nếu bạn bị sảy thai 1 lần, rất có khả năng bạn sẽ sảy lại. Tỷ lệ sảy thai lần 2 không tăng nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn từng 2 lần bị sảy thì nguy cơ sảy thai lần 3 tăng lên 20%. Sau 3 lần, con số đó tăng đến 30%; sau 4 lần là 40%. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, ngay cả khi bạn đã có 4 lần sảy thai thì bạn vẫn còn 60% cơ hội mang thai thành công.

5. Tuổi có làm tăng nguy cơ sảy thai?

Các bác sĩ của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết, với phụ nữ độ tuổi 20-30, nguy cơ sảy thai là 15%. Tại tuổi 35, tỷ lệ sảy thai có thể lên tới ¼ và ở tuổi 40 là gần 1/3.

6. Từng phá thai thì dễ bị sảy thai?

Nếu bạn từng phá thai, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng có một số ý kiến cho rằng, phá thai nhiều hơn 3 lần khiến cổ tử cung không còn toàn vẹn nữa. Nguy cơ sảy thai tăng lên nếu sau phá thai, người mẹ mang thai lại sớm (ít hơn 3 tháng sau khi sảy thai).

7. Tập thể dục có làm tăng nguy cơ sảy thai?

Không có bằng chứng cho thấy tập thể dục vừa phải trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu chỉ cần tránh các hoạt động có nguy cơ bị ngã như cưỡi ngựa, trượt tuyết, các môn bóng như bóng đá và bóng rổ… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải uống đủ nước để không bị nóng quá khi tập một môn thể dục nào đó.

Trong thực tế, tập thể dục thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ tập luyện vừa phải trong suốt thai kỳ có tỷ lệ sảy thai thấp hơn 40%. Bên cạnh đó, tập luyện còn ngăn ngừa tăng cân quá mức và giúp phụ nữ chuyển dạ dễ dàng hơn.

8. Điều gì xảy ra sau sảy thai?

Bạn có thể ra máu lốm đốm và khó chịu trong vài ngày. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu bạn bị chảy máu nặng, sốt, ớn lạnh hoặc đau nghiêm trọng - chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiều khuyến cáo rằng, phụ nữ nên tránh mang thai lại trong 3 tháng đầu sau sảy thai.

9. Có thể phòng ngừa sảy thai không?

Nhiều trường hợp sảy thai xuất hiện mà không ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể làm giảm tỷ lệ sảy thai bằng cách chăm sóc tốt bản thân, không dùng thuốc bừa bãi, không uống rượu hay hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể khuyên bạn kiểm tra di truyền để xem liệu bạn (hay chồng bạn) có bất thường nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến trứng hoặc tinh trùng không.

Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tiếp cho bạn. Có thể gồm cả việc tránh sinh hoạt vợ chồng hoặc tránh một số hình thức luyện tập khi mới mang thai.

Nguyễn Hòa (tổng hợp)

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!