Những điều mẹ bầu cần biết về phác đồ cân nặng thai nhi

Kiến Thức Y Học - 05/15/2024

Khi mang thai, các mẹ bầu luôn quan tâm lo lắng tới sự phát triển của con mình mỗi ngày. Làm sao để biết con yêu của mình lớn lên như thế nào? Nặng bao nhiêu? Con yêu có phát triển bình thường không? Thế nên, các mẹ cần phải hiểu rõ hơn về phác đồ cân nặng thai nhi để cùng con yêu lớn lên từng ngày.

Khi mang thai, các mẹ bầu luôn quan tâm lo lắng tới sự phát triển của con mình mỗi ngày. Làm sao để biết con yêu của mình lớn lên như thế nào? Nặng bao nhiêu? Con yêu có phát triển bình thường không? Thế nên, các mẹ cần phải hiểu rõ hơn về phác đồ cân nặng thai nhi để cùng con yêu lớn lên từng ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi mẹ bầu cần biết

Đối với thai nhi, yếu tố cân nặng và chiều dài của thai luôn là điều mà các mẹ bầu quan tâm. Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng và chiều dài của thai nhi như sau:

- Yếu tố di truyền ảnh hưởng tới chiều dài của thai nhi.

- Vóc dáng của mẹ bầu trước khi có bầu

- Độ tuổi của mẹ bầu

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển cân nặng hợp lý. Nếu chế độ của mẹ bầu không ổn định sẽ làm cho thai nhi bị thiếu chất, nhẹ cân.

- Mẹ bầu mắc phải những bệnh lý như: mẹ thừa cân béo phì hoặc đái tháo đường thai kì thì cân nặng của con cũng ảnh hưởng.

- Mẹ bầu tăng cân chậm hoặc không tăng cân sẽ dẫn tới việc sinh con ra thiếu cân hoặc thừa cân.

- Nếu mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng thai nhi cũng nhẹ hơn bình thường.

Mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình bảng chuẩn cân nặng cho thai nhi. Với bảng chuẩn cân nặng này, mẹ bầu sẽ theo dõi con yêu của mình lớn lên hàng ngày. Với mỗi tuần tuổi mẹ bầu sẽ biết được con yêu của mình nặng bao nhiêu? Chiều dài của con là bao nhiêu? Và từ đó mẹ bầu sẽ có hướng chăm sóc con yêu của mình.

Những điều mẹ bầu cần biết về phác đồ cân nặng thai nhi

Nếu thai thừa hay thiếu cân có ảnh hưởng gì không?

Các mẹ bầu thường lo lắng khi thai thừa hoặc thiếu cân không biết phải làm sao? Làm cách nào để giúp cho thai nhi phát triển bình thường?

Khi thai thừa cân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương tới bộ phận sinh dục của người mẹ. Thai thừa cân có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Đối với trẻ khi sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của bé chưa kịp điều chỉnh). Việc thừa cân ở bé dẫn tới hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt...

Nếu mẹ bầu không biết cách điều chỉnh chất dinh dưỡng sau khi sinh đối với bé thừa cân sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm hay ung thư...

Khi thai nhi nhẹ cân các mẹ bầu cần làm gì?

Ngược lại với tình trạng thai nhi thừa cân, đối với trường hợp này mẹ bầu cần phải chú ý. Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài khi sinh được sinh ra bé sẽ có nguy cơ ngạt thở rất cao. Ngoài ra do sức đề kháng kém bé sẽ mắc những bệnh như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết...

Phải làm sao để thai nhi phát triển chuẩn cân nặng và chiều cao?

Đối với mẹ, sự lớn khôn của con yêu luôn đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, các mẹ bầu luôn quan tâm tới sự phát triển của con từ những ngày đầu trong bụng mẹ. Trong thai kì, mẹ nên duy trì mức cân theo chỉ số BMI của cơ thể. Chỉ số này được tính theo công thức:

BIM = trọng lượng cơ thể/( chiều cao x chiều cao)

Trước khi mang thai, chỉ số BMI<19,8 ( thiếu cân). Mức tăng cân khi mang thai được từ 12,5 đến 18kg.

Trước khi mang thai, BMI từ 19, đến 26 ( cân nặng bình thường). Mức tăng cân khi mang thai được 11,5 đến 16kg.

Trước khi mang thai, BMI từ 26 đến 29 ( thừa cân nặng). Mức tăng cân khi mang thai từ 7 đến 11,5 kg.

Sinh đôi, mức tăng cân khi mang thai được 16 đến 20,5kg.

Những điều mẹ bầu cần biết về phác đồ cân nặng thai nhi

Mẹ bầu cần làm gì để cân nặng của thai nhi phát triển bình thường?

Mẹ bầu nên bổ sung kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc con yêu trong bụng của mình. Đối với mẹ bầu việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi thoải mái,và tập thể dục đúng cách... sẽ giúp con yêu lớn lên mỗi ngày.

Mẹ bầu nên có cho mình bảng theo dõi chiều dài và cân nặng của con yêu ở tuần thứ 8 tới lúc sinh. Từ việc có cho mình phác đồ cân nặng thai nhi, mẹ sẽ biết được số cân nặng và chiều dài cần đạt được của con ở mỗi tuần tuổi khác nhau.

Khi thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai, hoặc phát triển kém hơn so với tuổi thai mẹ bầu cũng cần biết lí do vì sao. Việc đi tới bác sĩ để được tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân rất quan trọng. Khi bác sĩ kiểm tra và sẽ có những hướng dẫn điều chỉnh cho mẹ bầu phù hợp.

Vừa rồiLily & WeCare đã cùng các mẹ bầu tìm hiểu về phát đồ cân nặng của thai nhi. Các mẹ mang bầu cần chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt về cân nặng thai nhi. Từ đó, mẹ bầu sẽ chăm sóc tốt hơn con yêu của mình từ trong bụng mẹ. Thời gian mang thai là lúc mẹ bầu nhiều lo lắng nhất. Nhưng các mẹ yên tâm, khi hiểu về phác đồ cân nặng thai nhi các mẹ sẽ có cách chăm sóc con yêu khoa học.

Xem thêm:

  • Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần có thể mẹ chưa biết
  • Bật mí cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi cực kỳ chính xác

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!