Thời tiết lạnh và khô là 'thủ phạm' gây nên nhiều bệnh dị ứng khó chịu.
Viêm da dị ứng
Thời tiết mùa đông ở miền Bắc khi bước sang tháng 12 thường bắt đầu trở lạnh và hanh khô khiến nhiều người dễ bị dị ứng da, ngứa, phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên bàn tay và bàn chân, hạt mụn li ti màu đỏ, sưng, nóng, ngứa, đau, nốt sần rùi khắp người… Những dị ứng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh bởi đây chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng điều này vẫn làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị viêm da dị ứng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường ẩm thấp khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ. Nhiều người da đã khô nhưng lại không chú trọng đến việc chăm sóc làn da của mình đúng cách khiến cho bệnh viêm da ngày càng nặng hơn.
Triệu chứng ban đầu chỉ là vài nốt chấm đỏ nhưng vì ngứa nên gãi theo phản xạ tự nhiên. Như vậy sẽ càng khiến cho các chấm đỏ lan rộng và nhanh thành các đám nhỏ, đám lớn nổi khắp trên da mà vẫn không là người bệnh thoả mãn cơn ngứa. Nhiều người khi ngứa không chịu được sẽ gãi liên tục dẫn đến tình trạng trầy xước da. Ngoài những triệu chứng như da khô, nổi ban, mụn nước thì vùng bị viêm do bị nứt nẻ nên có khi không gãi cũng gây chảy máu. Một số trường hợp ban ngứa, mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột khiến bụng đau dữ dội, thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp có thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh nên phối hợp với bác sỹ da liễu để có kế hoạch chăm sóc và điều trị kịp thời như dựa vào độ tuổi, triệu chứng, sức khỏe…Và điều quan trọng là phải tuân theo một cách triệt để kế hoạch điều trị của bác sỹ.
Viêm mũi dị ứng
Mùa đông là kẻ thù của viêm mũi dị ứng
Đây là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng. Người bị viêm mũi dị ứng thường hay ngứa mũi, ngứa tai, đau họng và đôi khi đi kèm chảy nước mắt. Người bị viêm mũi dị ứng thường hay bị khản giọng, ngứa họng, mất giác quan khứu giác và phải thở bằng miệng đặc biệt là vào lúc ngủ.
Nguyên nhân là do không khí lạnh kết hợp với các yếu tố gây dị ứng như bụi nhà, thực phẩm (hải sản, hoa quả…), khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, lông chó mèo, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt… tinh thần căng thẳng, vi khuẩn, vi-rút… Dị ứng tùy thuộc từng cá thể, tuy nhiên, bản chất của cơ địa đến nay vẫn chưa thật sáng tỏ.
Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa đông chỉ xảy đến khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân trên. Khi không còn tiếp xúc, hay khi môi trường ấm áp, không khí trong lành thì người bệnh cũng đồng thời hết bệnh. Bên cạnh đó cũng nên dự trữ sẵn các thuốc chống dị ứng để phòng khi thời tiết thay đổi và uống thuốc ngay khi có biểu hiện nhẹ.
Đau đầu
Thời tiết thay đổi nhiều người hay bị đau đầu
Thời tiết thay đổi làm cho mạch máu não giãn ra hay co lại đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến đầu đau quay cuồng như búa bổ như có tiếng đập nhẹ ở trong đầu hay hai bên vùng thái dương. Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng thuốc giảm đau có thể khỏi hoặc đỡ đau nhưng nó không có tác dụng điều trị bệnh dị ứng này hoàn toàn. Vì vậy không nên lạm dụng thuốc giảm đau, mà chỉ nên uống khi thấy không thể chịu đựng hơn được nữa.
Để tránh những cơn đau đầu do dị ứng vào mùa đông, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C (B1, B6, B12), nên đảm bảo việc mặc ấm và giữ ấm đầu mỗi khi ra đường hay khi ở trong nhà.
>> Xem thêm: Đối phó hiệu quả với bệnh dị ứng
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!