Những lưu ý khi bé bị viêm họng

Kiến Thức Y Học - 05/19/2024

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh mà mùa đông bé dễ mắc phải. Thời tiết chuyển mùa thế này lại càng khiến căn bệnh này xuất hiện nhiều. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng bệnh viêm họng lại khiến bé cảm thấy khó chịu. Cổ họng bé sẽ bị đau rát, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh thường gặp nhưng nếu không chú ý thì bệnh sẽ rất lâu khỏi đấy. Các mẹ hãy xem ngay những lưu ý khi bị viêm họng để giúp bé mau hết bệnh nhé.

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh mà mùa đông bé dễ mắc phải. Thời tiết chuyển mùa thế này lại càng khiến căn bệnh này xuất hiện nhiều. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng bệnh viêm họng lại khiến bé cảm thấy khó chịu. Cổ họng bé sẽ bị đau rát, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh thường gặp nhưng nếu không chú ý thì bệnh sẽ rất lâu khỏi đấy. Các mẹ hãy xem ngay những lưu ý khi bị viêm họng để giúp bé mau hết bệnh nhé.

Những lưu ý khi bé bị viêm họng

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họngcó thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu).

Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng.

Những lưu ý khi bé bị viêm họng

2. Dấu hiệu viêm họng ở trẻ em

- Sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay. Đây là triệu chứng đầu tiên củaviêm họng. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác nên bạn có thể đi kiểm tra để có thể biết rõ nguyên nhân.

- Nghẹt mũi, sốt cao, ăn ngủ kém, mệt mỏi: Sau khi sổ mũi, hắt hơi 1-2 ngày, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C.

- Đau rát họng, ho khan. Trẻ ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt.

- Trẻ thở bằng miệng. Khi mũi bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng.

3. Những lưu ý khi bé bị viêm họng

- Với đa số trường hợp bé bị viêm họngnhẹ do virus gây ra thì không cần phải uống thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm suy yếu sức đề kháng vốn có của cơ thể bé. Hơn nữa việc dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến gan, tim, thận. Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi được các bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp này chỉ cần trị viêm họng cho bé bằng các bài thuốc dân gian như gừng và mật ong hay chanh và mật ong.

- Trường hợp bé bị viêm họng kèm sốt cao nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

- Bên cạnh đó cách chữa viêm họng cho bé phải đảm bảo cho bé có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tìm cách hạ sốt cho bé.

Những lưu ý khi bé bị viêm họng

- Với trẻ sơ sinh khi bé bị viêm họng người mẹ nên cho bé uống nhiều sữa hơn. Trường hợp bé bịviêm họng đang độ tuổi ăn dặm cần cho bé ăn thực phẩm mịn, loãng.

- Súc miệng nước muối. Đây là điều cần lưu ý thực hiện khi bị viêm họng và còn là biện pháp giúp bé giảm đau họng cũng như cảm thấy dễ chịu hơn nữa. Hãy pha một chút muối sạch vào nước ấm, sau đó dùng nước đó súc miệng trong khoảng 15 phút. Điều này sẽ đem đến sự khác biệt tuyệt vời cho trẻ đấy nhé.

4. Trẻ bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì ?

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn và bổ sung cho bé các loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm chứa vitamin C: Những loại trái cây như là chanh, cam, bưởi, xoài, măng cụt,.. đều là thực phẩm có nhiều vitaminc C tốt cho bé. Vitamin C tốt cho việc giải độc gan loại bỏ đi các tác nhân gây ra viêm họng. Vitamin C cũng giúp làm dịu đi con đau nơi cổ họng của bé. Ngoài ra, vitamin C còn giúp bé tăng đề kháng tốt, nâng cao hệ miễn dịch ngoài đẩy lùi được viêm họng mà còn giúp tránh được nhiều loại bệnh. Vitamin tự nhiên là dùng tốt nhất vì thế bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều trái cây chứa vitamin C khi trẻ đang bị viêm họng nhiều cách có thể nấu chín hoặc là xay cho bé dễ uống.

- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, cả trẻ em lẫn người lớn. Kẽm giúp cho cơ thể bé có sức đề kháng tốt, khả năng kháng virus cao. Điều này rất hữu ích vì virus chính là nguyên nhân gây ra viêm họng. Các thực phẩm có chứa nhiều kẽm là ngao, sò, tôm, cua, ốc hoặc là rau củ như là rau chân vịt, củ cải trắng. Nước cốt dừa cũng có chứa lượng kẽm cao các bậc phụ huynh cũng nên bổ sung cho bé khi bị viêm họng.

- Thức ăn trơn mát và các món nước: Các món mà ba mẹ nên ưu tiên cho bé là rau đay, mướp, chuối, rau mồng tơi,...

Những lưu ý khi bé bị viêm họng Canh rau mồng tơi tốt cho bệnh nhân viêm họng.

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây:

- Không cho trẻ ăn những món cay, nóng: Chúng gây kích ứng cổ họng, khiến hiện tượng sưng đau tăng lên. Hơn nữa, thức ăn nhiều dầu mỡ còn sinh đờm gây khó chịu hơn cho trẻ.

- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá cứng: Các loại đồ ăn quá cứng đều không nên cho bé ăn nhất là khi trẻ đang bị viêm họng bởi những loại đồ ăn này vừa khiến bé phải nhai nhiều mất thời gian và gây ra đau đớn cho trẻ.

- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá lạnh: Đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh hay các loại đồ ăn có đá cũng không nên cho bé ăn khi con đang bị viêm họng. Có thể ngay khi ăn, con sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng đồ ăn lạnh dễ khiến cổ họng của trẻ bị tổn thương, con dễ bị tăng thân nhiệt. Nhiều bé sức đề kháng yếu nên đồ ăn lạnh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng thậm chí là bị sốt, nôn ói ở trẻ.

- Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có ga: Cho dù là món yêu thích của trẻ, nhưng khi bé bị viêm họng, bố mẹ cần phải hạn chế những loại đồ ăn này. Các loại thức uống có ga làm bé đầy bụng, khó tiêu thậm chí còn khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn.

Khi thấy bé nhà mình bị mắc bệnh viêm họng thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời nhất, tránh để bệnh kéo dài phát triển thành viêm họng mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!