Trẻ bị viêm VA (sùi vòm họng) có cần nạo không?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/26/2024

Bệnh sùi vòm họng hay còn được gọi là bệnh viêm VA gây ảnh hưởng lớn đến cổ họng trẻ nhỏ. Làm thế nào để chữa trị?

Bệnh sùi vòm họng hay còn được gọi là bệnh viêm VA gây ảnh hưởng lớn đến cổ họng trẻ nhỏ.

Nếu bạn muốn phẫu thuật để chữa trị triệt để cho bé, nhưng lo sợ vì bé quá nhỏ với một cuộc phẫu thuật thì bài viết này sẽ giúp bạn.

Tuyến VA là gì?

Tuyến VA là khối mô nhỏ ở phía sau mũi, phía trên vòm miệng. Bạn không thể thấy tuyến VA khi nhìn vào miệng của ai đó.

Tuyến VA là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

Chỉ có trẻ em mới có tuyến VA. Chúng bắt đầu phát triển từ khi sinh ra và lớn nhất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi. Ở độ tuổi từ 7 đến 8, các tuyến VA bắt đầu nhỏ lại và biến mất hoàn toàn khi trưởng thành.

Tuyến VA có ích ở trẻ nhỏ nhưng lại không cần thiết cho hệ thống miễn dịch của người lớn. Đây là lý do tại sao chúng nhỏ lại và cuối cùng biến mất.

Khi nào trẻ cần phải cắt bỏ tuyến VA?

Đôi khi tuyến VA của trẻ có thể bị sưng hoặc to lên sau khi nhiễm vi khuẩn, virus hoặc sau một tác nhân gây dị ứng.

Trong hầu hết các trường hợp, tuyến VA sưng chỉ gây khó chịu nhẹ và việc điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, đối với một số trẻ em, nó có thể gây khó chịu nghiêm trọng và ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày của bé. Tuyến VA có thể cần được loại bỏ nếu con bạn:

  • Gặp các vấn đề về hô hấp: khó thở bằng mũi và phải thở bằng miệng, nứt nứt và khô miệng;
  • Khó ngủ: con của bạn có thể gặp các vấn đề khi ngủ và bắt đầu ngáy ngủ. Trong trường hợp nặng hơn, một số trẻ có thể bị ngưng thở khi ngủ;
  • Các vấn đề tái phát hoặc dai dẳng ở tai như nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)
  • Viêm xoang tái phát hoặc dai dẳng: dẫn đến chảy mũi liên tục, đau mặt và nói giọng mũi.

Phẫu thuật cắt tuyến VA như thế nào?

Tuyến VA có thể được cắt bỏ bằng cách phẫu thuật bởi bác sĩ khoa tai-mũi-họng và mất khoảng 30 phút. Sau đó, bé sẽ cần ở lại khoa hồi sức trong một giờ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng.

Cắt tuyến VA đôi khi được thực hiện vào buổi sáng, trong trường hợp đó, con của bạn có thể có thể về nhà ngay trong ngày. Tuy nhiên, nếu thủ thuật được thực hiện vào buổi chiều, bé có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Hãy cho bác sĩ phẫu thuật tai-mũi-họng biết nếu con bạn bị cảm lạnh hoặc đau họng trong tuần trước khi phẫu thuật.

Nếu con của bạn bị sốt và ho, có thể phải hoãn lại vài tuần để đảm bảo chúng được hồi phục hoàn toàn và giảm nguy cơ biến chứng do phẫu thuật.

Trong phẫu thuật

Việc cắt bỏ tuyến VA được tiến hành bằng cách gây mê toàn thân, vì vậy con bạn sẽ bất tỉnh trong suốt quá trình và sẽ không cảm thấy đau. Bác sẽ mở miệng của bé để xác định vị trí tuyến VA, sau đó loại bỏ VA bằng cách cạo chúng đi bằng thìa nạo y khoa hoặc dụng cụ phát nhiệt. Dụng cụ phát nhiệt tạo ra dòng điện cao tần để đốt các tuyến VA.

Sau khi cắt bỏ tuyến VA, dụng cụ phát nhiệt có thể được sử dụng để ngăn chặn chảy máu hoặc đưa gạc vào vùng da trong miệng. Khi hết chảy máu, bác sĩ bỏ gạc ra và phẫu thuật hoàn tất.

Cắt bỏ tuyến amidan cùng VA

Nếu con của bạn có amidan lớn hoặc đã có những đợt viêm amidan nghiêm trọng hoặc thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các tuyến amidan và VA cùng một lúc. Thủ thuật này được gọi là tắc tuyến amidan-VA.

Loại bỏ các tuyến này trong cùng phẫu thuật sẽ làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Mặc khác phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng và đơn giản với ít rủi ro liên quan.

Dụng cụ grommet nếu bị viêm tai

Grommet có thể được chèn vào cùng thời điểm phẫu thuật cắt bỏ tuyến VA nếu bé bị viêm tai giữa dai dẳng ảnh hưởng đến thính giác của chúng.

Grommet là những ống nhỏ được đưa vào tai thông qua một vết rạch nhỏ trên màng nhĩ. Chúng làm giảm chất lỏng ra khỏi tai giữa và giúp duy trì áp suất không khí.

Rủi ro sau khi phẫu thuật

Phẫu thuật cắt tuyến VA là thủ thuật có rủi ro thấp và hiếm gặp các biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các loại phẫu thuật, có một số rủi ro liên quan. Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu và cấp cứu gần nhất nếu trẻ gặp các triệu chứng sau đây ngay sau khi phẫu thuật:

  • Chảy máu đỏ tươi từ miệng (trên hai phút);
  • Sốt cao;
  • Đau dữ dội mà không giảm bằng thuốc giảm đau.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Viêm họng: Cách điều trị và phòng ngừa
  • Viêm họng do virus
  • Cắt amidan
  • Ung thư vòm họng: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!