Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

Nuôi dạy con - 05/11/2024

Trẻ được 2 tháng tuổi cần tránh ánh sáng mạnh, luyện tập thị giác, thính giác và đừng bao giờ để đồ vật nóng cạnh bé.

Tránh ánh sáng mạnh

Khi tròn 2 tháng tuổi, mắt bé đã mở to hơn. Lúc này, bé không chỉ nhìn bâng quơ mà luôn chăm chú nhìn thật lâu thật kỹ những thứ ở gần mắt bé. Giai đoạn này, mắt bé cũng tinh nhanh hơn. Chính vì thế, việc chiếu ánh sáng mạnh vào mắt bé sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt của bé.

Việc sử dụng máy ảnh với chế độ đèn flash cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt bé 2 tháng tuổi. Điều này ta hay bắt gặp ở những mẹ ‘cuồng’ con, chăm chỉ chụp ảnh cho con mà quên mất, ánh đèn flash sẽ làm hại mắt trẻ. Trẻ 2 tháng tuổi đang say mê mở cặp mắt to tròn, non nớt của mình ngắm nhìn thế giới, chứ ‎ thức bảo vệ đôi mắt như: dùng tay che mắt, nheo mắt, quay mặt đi tránh ánh sáng chói chưa hình thành. Do đó, khi chụp ảnh, bạn cần tránh sử dụng ánh sáng đèn.

Thay vào đó, mẹ nên treo đồ chơi lên trước tầm nhìn của bé, hoặc dán hình ở đầu giường để bé khám phá bằng mắt.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

Ảnh minh họa: Internet

Luyện tập thính giác cho bé

Tròn 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết nghe ngóng âm thanh một cách nhanh nhạy hơn. Nếu bạn đánh động sang bên nào, hoặc đơn giản hơn là nghe thấy phía nào phát ra âm thanh, bé sẽ nhanh chóng hướng tai về phía đó mà hóng chuyện.

Cũng trong giai đoạn này, bé đam mê khám phá thế giới âm thanh hơn bao giờ hết. Mẹ có thể luyện tập thính giác cho con bằng cách gõ những âm thanh bất ngờ vang lên trong không gian tĩnh lặng. Dần dần theo thời gian, con sẽ phản xạ nhanh hơn. Bạn có thể dùng cách này để đo đếm sự phát triển thính giác của con, thông qua sự nhạy cảm của chính mình. Bạn cũng nên thay đổi tiếng động âm thanh thường xuyên, gây sự tò mò, hiếu động ở trẻ nhiều hơn. Khi thấy bé phản ứng việc quay đi quay lại nhanh hơn, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn mình nghĩ đấy!

Tránh đặt đồ vật nóng gần bé

Tròn 2 tháng tuổi, bé đã khá hiếu động. Do đó, bé có thể dùng tay kéo, giật bất cứ thứ gì xung quanh mình. Nếu chẳng may để trẻ nghịch phải những vật nóng này thì hậu quả rất khó lường. Làn da của trẻ vốn mỏng manh, nên chỉ cần đụng chạm vào bình sữa nóng mẹ đang pha dở thôi cũng khiến bé khóc thét lên với bàn tay sưng phồng. Do đó, nếu mẹ pha sữa bằng nước nóng cho con lưu ý, đừng bao giờ để bình sữa trong tầm với hay trong giới hạn cựa quậy của trẻ. Nếu không, hậu quả sẽ rất khó lường.

Nguyễn Hòa (tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!